Ngày 15/7, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết bệnh nhân được🌼 chuyển đến từ Hà Tĩnh, khi hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn. Các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, son✨g người bệnh không qua khỏi.
Trước 🍸nhập viện, người phụ nữ ở huyện Vũ Quang, uống khoảng 500-600 ml nước thuốc sắc từ rễ cây phơiᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ khô, để chữa đau dầu, mất ngủ. Những rễ cây này được đào trong rừng, thường được người dân nơi đây dùng làm thuốc sắc uống.
Sau uống 10 phút, bệnh nhân méo miệng, mệt lả, được đưa vào trạm xá sau đó chuyển bệnh viện huyện. Trong khoảng 15 phút di chuyển, ý thức bệnh nhân giảm dần, gọi hỏi không đáp ứng. Tại bệnh viện huyện, người phụ nữ được đặt ống nội khí quản, truyền dịch và chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, cꩵuối cùng là Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Dựa vào các biểu hiện bệnh, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị𒈔 ngộ độc cây lá ngón, nên đã thu thập mẫu nước sắc rễ cây để làm xét nghiệm tại bệnh viện, đồng t🌟hời gửi mẫu tới Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Kết quả cho thấy mẫu nước sắc và cành rễ khô thái lát người nhà bệnh nhân cung cấp, đều tìm thấy độc tố trong cây lá ngón.
Theo bác sĩ Nguyên, cây lá ngón rất dễ꧃ nhầm lẫn với các loại cây thuốc, rau rừng, nguy cơ ngộ độc cao nếu ăn phải. Nhiều trường hợp tương tự đã nhập v🌳iện trước đây.
Lá ngón (còn gọi là cây rút ruột) thuộc dòng họ cây mã tiền,♎ lá nhỏ (giống lá trầu), hoa màu vàng. Trong lá ngón chứa chất kịch độc là alkaloid,✃ có thể khiến người ăn tử vong ngay lập tức.
Người ngộ độc lá ngón thường có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn n🥂ôn, sau đó tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và tử vong rất nhanh do ngừng hô hấp.
Khi có người ngộ độc lá ngón, cần nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể họ bằnꦰg các biện pháp gây nôn, sau đó đưa đến bệnh viện để giải độc.
Lê Nga