Ông Lê Tiến Đại🍬, Giám đốc Trung tâm Y tế ☂huyện Thái Thụy, xác nhận sự việc xảy ra trên địa bàn trưa 8/10.
Trước đó, người dân mua tiết canh ở cơ sở giết mổ đem về nhà ăn. Đến chiều, 4 người đều đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Riêng cụ bà 71 tuổi còn bị chướng bụng, khó thở nặng nhất nhưng cố chịu đựng. Sáng hôm sau, gia đình đưa 3 người trong đó có cụ bà𒈔 đi cấp cứu, một trường hợp thꦗeo dõi tại nhà.
Tuy nhiên, cụ bà không qua khỏi, bác sĩ nghi nguyên nhân là sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn. Hai tr🧜ường hợp còn lại hiện đi💜ều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Sau khi xảy ra vụ ngộ độc, nhà chức♚ trách đã lấy mẫu bệnh phẩm của người bệಞnh và đang chờ kết quả. Ngoài ra, Trung tâm Y tế Thái Thụy phun khử khuẩn khu vực giết mổ lợn và nơi ở của bệnh nhân để phòng bệnh.
Tiết canh là dùng máu sống chế biến cùng các loại thị♎t, xương nên không thể diệt hết các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nhất là máu của lợn, gà, vịt... đang nhiễm bệnh. Ăn tiết canh không đảm bảo có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, nặng có thể chết người.
Để phòng ღbệnh, người dân cần nâng cao ý thức bằng cách không ༺nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống với tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau khi chế biến.
Khôn꧃g ăn lợn bệnh, chết; thịt lợn sống hoặc tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợ꧃n ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy, nên có các phương tiện phòng hộ.
Thùy An