Hôm 22/6, đại diện Trung tâm Kiểm so🐻át Bệnh tật tỉnh Hải Dương, cho biết hai tháng trước, trong lúc mở cổng, bệnh nhân phát hiện một con chó lạ đi vào nhà. Lúc này, tiếng sủa từ con chó gia đình nuôi khiến chó lạ giật mình, lao đến cắn vào lòng bàn tay trái người đàn ông, gây chảy máu. Bệnh nhân chỉ rửa tay sát khuẩn, không tiêm vaccine phòng dại.
Đến hôm 16/6, ông🅺 thấy tê cánh tay trái, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn nên đi khám, nhập viện tại địa phư💖ơng. Hai ngày sau, tình trạng chuyển nặng, người bệnh được đưa đến Bệnh viện Bệnh Mai, sau đó là Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội). Tại đây, các kết quả xét nghiệm xác định ông mắc bệnh dại, nguy kịch, tử vong hôm 21/6.
Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn, cào, liếm của con vật mắc bệnh dại lên vùng da tổn thương. Hiện tại, không có thuốc chữa. K🍎hi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người 100% đều dẫn đến tử vong. Hiệu quả nhất là phòng ngừa thông qua tiêm phòng bệnh dại cho chó mèo hàng năm và tiêm vaccine phòng bệnh dại cho người ngay sau khi bị chó, mèo cắn (hoặc cào có vết thương chảy máu), càng sớm càng tốt.
Đặc thù của bệnh dại là thời gian ủ bệnh ⛦dài và phát hiện bệnh muộn tùy tình trạng vết cắn, thường sau vài tuần, có khi hàng năm. Khi đó, vết thương do chó cắn đã liền sẹo, thậm chí nhiều người quên từng bị cắn.
Bác sĩ khuyến cáo sau khi bị chó, mèo hoặc độꦑng vật cắn cần phải tiêm phòng dại cho ngườiꦺ để ngăn ngừa bệnh. Thời gian tiêm phòng sau khi bị chó cắn tốt nhất là trong khoảng 24 giờ sau khi bị cắn.
Thùy An