Sách phong thủy cũng viết, thế tựa vào núꩵi sẽ giúp công trình có điểm "chống lưng" vững chãi; còn hướng mặt trước, tốt nhất là có sông ngòi, kênh rạch.
Nhưng phần vì do địa hình ở một số nơi không cho phép có lựa chọn khác, phần vì do hiểu và áp dụng kinh nghiệm phong thủy máy móc, sai cách, nhiều công trình lại xây sát vào núi, nằm ngay dưới chân núi, khiến địa thế này có thể gâyꦛ ra thảm họa.
Do hoạt động địa chất, núi của Việt Nam hầu hết l🎉à núi trẻ có độ dốc lớn. Việt Nam có cả núi đá (như ở Mèo Vạc, Đồng Văn) và núi đất có thể canh tác (như ở Hoàng Su Phì, Xín Mần). Cả hai loại này đều dễ sạt lở và ♛gây nguy hiểm cho các công trình ở sườn dốc cũng như trên đất bằng gần chân dốc.
Trước hết nói về núi đá. Do hoạt động địa chất đẩy lên và trọng lực lớn kéo xuống, trong thân núi có thể đã có vết nứt. Điều kiện thời tiết thay đổi và rễ một số loại cây đâm sâu có thể còn làm đá nứt thêm. Khi mưa xuống, nước lấp đầy các khe nứt này tạo thêm áp suất đẩy ngang, gây sạt tꩵrượt (planar slide) hoặc đổ (toppling). Đất canh tác trên núi thường là loại đất sét. Đất này khi ẩm có độ dính cao, tuy nhiên khi bão hòa nước thì nát ra như bùn nhão và mất sức kháng cắt. Vì vậy hiểm họa sạt lở đất của Việt Nam là cao. Những vụ việc sạt lở đất ở Hà Giang thời gia♉n qua là một minh chứng.
Thông thường, đất đá không sạt trượt trong một lần. Khối đất đá đã đứt gãy và di chuyển, nhưng bị trở ngại hình học từ các khối bên cạnh khiến cho quá trình sạt trượt chia thành nhiều bước nhỏ. Đôi khi sẽ có một phần sạt trước. Khi toàn bộ trở ngại bị loại bỏ, cả khối sẽ lao xuống, khiến nhiều người cho r𝔍ằng đây là diễn biến tức thời chứ không phải một quá trình. Thực tế sạt 🦄trượt của đá có thể kéo dài từ vài ngày tới nhiều năm. Còn đất thì có thể ngắn hơn, khoảng vài giờ tới nhiều ngày.
Ảnh chụp khu homestay Tà Xùa đổ sập cho thấy phần sườn dốc phía sau đã bị sạt lở. Hai dấu hiệu dễ nhận nhất là nguyên một mặt trượt phía trái ảnh đã lộ ra với màu đất khác. Đất nguyên gốc đã trượt xuống dưới chân dốc nhỏ. Còn bên phải ảnh là nhiều lớp đất đá đã di chuyển. Việc đất bên trái và bên phải có hai màu khác nhau còn cho thấy đất đá đã bị sạt hai lần. Đây là tín h𝓡iệu báo trước cho một vụ sạt lở lớn hơn.
Ngay cả khi không có tác động của con người thì sạt lở đất vẫn luôn diễn ra. Tuy nhiên, các hoạt động xây dựng, đặc biệt là đào móng, đóng cọc bê tông và đốn hạ cây rừng gây chấn động ở những mức độ khác nhau làm tăng cao nguy hiểm. Đất trống núi trọc khiến nước chảy nhanh hơn, có thể hình thành lũ quét. Trung bình ở Mỹ có khoảng 25-50 người chết mỗi năm do sạt lở đất, và con số này có xu꧃ hướng tăng do việc xây dựng ngày càng lấn sang các địa h🌃ình hiểm trở mà trước kia không thể xây dựng.
Do diễn ra trong một quá trình, sạt lở đất có thể quan trắc và dự báo. Trên thế giới hiện nay có nhiều phương pháp dự báo khô𓄧ng cần can thiệp địa chất với chi phí và độ tin cậy khác nhau. Chi phí rẻ nhất có lẽ là thiết bị cảm biến rung trọng lực sử dụng mạng không dây tầm xa. Có thể đặt một số thiết bị này lên sườn đồi ở gần đó. Khi sườn đồi dịch chuyển sẽ gây rung, và thiết bị sẽ truyền tín hiệu về máy chủ, hoặc nhắn sms vào số điện thoại mặc định. Phương pháp này có hiệu quả với các sườn dốc dưới một trăm mét.
Chi 🐼phí tầm trung là sử dụng drone bay tự động để quét địa hình theo chu kỳ. Nếu được hỗ trợ hợp lý bởi định vị trên đất (control ground point), phương pháp này có thể phát hiện chuyển động nhỏ tới 11 mm cho phạm vi quan trắc🍒 dưới một cây số. Đắt tiền nhất có lẽ là sử dụng trạm quét địa hình. Trạm cần được vận hành bởi nhân viên kỹ thuật và chỉ thích hợp với các địa hình trống trải nhiều km như đê, đập thủy điện và các mỏ lộ thiên lớn.
Khi vụ sạt trượt nhân tạo lớn nhất thế giới diễn ra ở mỏ Bingham Canyon, khoảng 70 triệu mét khối đất đá đã lao xuống độ sâu 970 m (khoảng 3 km chiều dài đường trượt), nhưཧng không có thiệt hại về người, do trạm quan trắc quét địa hình đã dự báo trước đó nhiều t🌊háng, và các hoạt động khai khoáng đã dừng trước đó khoảng hai tuần. Trạm này quét chụp 385.000 ảnh của diện tích nhiều km vuông mỗi bốn phút, và so sánh liên tục để theo dõi sự dịch chuyển.
Mặc dù giải pháp kỹ thuật có, thực tế l🍰à sạt lở đất vẫn luôn gây ra thảm họa. Từ năm 2004 tới 2016 đã có gần 56.000 người chết vì sạt lở t𝔍rên thế giới. Một phần là do đối tượng phải quan trắc quá lớn, như những tuyến đường cao tốc xuyên quốc gia. Một phần là do sự chủ quan của chủ công trình cũng như các cấp quản lý.
Đối với Việt Nam, tôi cho rằng cần xây dựng quy tắc phân loại địa hình để các công trình xây dựng phải được áp dụng biện pháp phòng chống cũng như dự báo sạt lở nếu nằm trong vùng nguy hiểm. Đ😼iều này là cấp thiết vì sự phát triển của dân số và sự đột phá của công nghệ xây dựng đang đẩy các khu dân cư và hệ thống hạ tầng về phía địa hình phức tạp.
Tô Thức