Từ trái sang: Nhạc sĩ Huy Tuấn - Nguyên Lê - Tùng Dương. Ảnh: TRE. |
Trong buổi họp báo, Tùng Dương cho biết, anh nghe nhạc của Nguyên Lê từ khi là sinh viên Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. “Mỗi lần nghe nhạc Nguyên Lê, trong tôi trỗi dậy bản năng phiêu lưu. Nhạc Nguyên Lê lấy chất liệu jazz làm gốc, phát triển trên đặc trưng chủng tộc, văn hóa tạo ra không gian mở, những chuyến đi không hồi kết. Âm nhạc của Nguyên Lê tạo thành một hệ tư tưởng độc đáo. Nếu có ai đủ sức mạnh đưa bản ngã Việt Nam ra thế giới thì đó là Nguyên Lê” - giọng c𝄹a “Li Ti” chia sẻ.
Nhạc sĩ Huy Tuấn - người phụ trách của Music on the roof cũng dành nhiề🥀u lời ca ngợi tay guitar cự phách. “World music kén người nghe, nhưng nếu ai cũng nghĩ như vậy thì đến bao giờ người Việt Nam mới thưởng thức được thể loại âm nhạc được coi là cởi mở nhất của âm nhạc đương đại trong thời đại toàn cầu? Tôi mong muốn khán giả của chúng ta cảm nhận được sự hòa trộn tinh tế của âm nhạc dân gian với tiết tấu và hòa âm đương đại. Với thể loại world music, tôi nghĩ rằng kh🦋ông ai tiêu biểu và phù hợp hơn là Nguyên Lê” - Huy Tuấn giải thích về sự lựa chọn của mình.
Đáp lại những lời khen tặng, Nguyên Lê khá khiêm tốn, giản dị và cởi mở. Ông ngượng ngùng chia sẻ: “Năm 3 tuổi, tôi vẫn có thể nói tiếng Việt. Nhưng khi đi học trong môi trường Pháp tôi mất dần khả năng đó, dù vẫn có thể hiểu khi bố mẹ nói chuyện bằng tiếng Việt. Tôi chuộc lỗi bằng cách đào sâu kiến thức âm nhạc dân tộc. Người giúp tôi quay lại với âm nhạc Việt Nam là Giáo sư Trần Văn Khê - bạn thân của cha mẹ tôi. Bác từng bảo tôi rằng: 'Chơi nhạc jazz cũng hay nhưng không có gì đặc biệt, mong con quay lại với âm nhạc dân tộc'. Album đầu tay của tôi được bác dành nhiều lời khen. Chính bác đã chỉ cho tôi những điều được và chưa được khi k𝓡ết hợp đàn bầu và cải lương vào âm nhạc hiện đại”.
Nguyên Lê trả lời bằng tiếng Pháp nhưng khi nghe câu hỏi của các phóng viên Việt Nam, ông liên tục gật gù tỏ ý hiểu. Ảnh: TRE. |
Nguyên Lê từng về nước tham gia sự kiện văn hóa với lời mời của Đại sứ quán Pháp cách đây 7 năm. Lần thứ hai biểu diễn ở Việt Nam, ông có sự kết hợp với ban nhạc gồm sáu nghệ sĩ tên tuổi như Vân Ánh (đàn T’rưng), Khắc Quân (violon), Hồng Kiên (saxophone), Quốc Bình (trống), Tuấn Nam (piano) và Vũ Hà (guitar bass). Những sáng tác nổi tiếng nổi tiếng của Nguyên Lê như Cơi trầu, Lý ngựa ô, Người ở đừng về sẽ được trình diễn trước khán giả thủ đô. Nguyên Lê cho biết, ông cũng nghe và thích nhiều bài hát Tùng Dương đã thể hiện nên quyết định phối mới lại Quê nhà, Giăng tơ để mang lại bất ngờ cho người nghe.
Có niềm đam mê nhạc jazz và blues, là một trong những đại diện Việt Nam tham gia liên hoan nhạc Jazz châu Âu lần thứ 4 (2004) v🌊à lần thứ 5 (2005) tại Hà Nội, Tùng Dương khiến giới chuyên môn yên tâm vào sự cộng hưởng của anh với thần tượng.
Nguyên Lê sinh ra tại Paris, là con trai của nhà sử học Lê Thành Khôi. Từ nhỏ, ông đã được nghe những bài ru và dân ca từ mẹ, cũng là một trí thức Hà Thành. Năm 15 tuổi, ông bắt đầu học chơi trống, sau đó chuyển sang chơi guitar, và ông thừa nhận rằng guitar là 🦂niềm đam mê lớn của mình. Tốt nghiệp ngành Nghệ thuật Thị giác và Triết, ông đi theo con đường âm nhạc, lập nhóm Ultramarine để ra đĩa Dé, được báo Libération chọn là đĩa World Music hay nhất năm 1989 tại Pháp. Tháng 9/1987, ông được mời tham gia Dàn nhạc jazz quốc gia Pháp dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Antoine Hervé, gặp gỡ và làm việc cùng rất nhiều nghệ sĩ đẳng cấp thế giới. Ông là một trong những gương mặt quan trọng mang đẳng cấp quốc tế góp phần tạo nên nền âm nhạc đương đại Pháp. Ông đã cho ra đời hàng loạt album nhạc Jazz và World Music đẳng cấp thế giới. Trong số đó không thể không kể đến CD Tales from Vietnam (Những câu chuyện kể từ Việt Nam), tác phẩm đã mang lại cho ông tiếng vang lớn trên khắp thế giới và giành những giải thưởng quốc t🔴ế danh giá như Diapason d’Or, Choc du Monde de la Musique, Choc de I’année Jazzmanꩵ, hạng nhì Jazzthing 96… |
Ngọc Trần