Khác hình dung của nhiều người về một Tùng Dương chỉ biết quằn quại, gào thét khi hát, ca sĩ phô diễn trước khán giả hình ảnh mềm mại, trữ tình của anh ở liveshow. Vẫn khoác lên mình những bộ trang phục phong cách avant garde chất liệu bắt sáng, phom dáng dài, đính nhiều phụ kiện, nhưng giọng hát, phong cách biểu diễn của anh 🍸đều được tiết chế.
Ở màn song ca khách mời Thanh Lam ca khúc Giăng tơ (Lưu Hà An), trong khi diva vẫn xử lý ca khúc cầu kỳ, Tùng Dương lại là người cân bằng, khiến tiết mục bớt "nặng đô" với số đông khán giả. Với bài Bão hòa (Sa Huỳnh, song ca Hà Trần), cả hai hòa quyện ăn ý. Trong bài Chỉ là giấc mơ (Kim Ngọc, song ca Uyên Linh), anh nhiều lần hạ tông giọng, hát bè cho đàn em. Khi thể hiện các bài nhạc trẻ như Ngày chưa giông bão (Phan Mạnh Quỳnh), Ai chung tình được mãi, Nàng thơ (Đông Thiên Đức), anh hóm hỉnh đùa: "Đấy, Tùng D🧔ương đâu phải chỉ biết lên đồng. Hát cũng tình phết đấy chứ".
Không mang chất "điên" và "quái" lên sân khấu, Tùng Dương chinh phục khán giả đơn thuần bằng giọng hát và âm nhạc. Trong ba tiếng đồng hồ, ca sĩ biểu diễn khoảng 30 bài hát, tái hiện niềm đam mê âm nhạc từ tấm bé đến lúc trưởng thành. Anh gợi nhớ hình ảnh cậu bé 12 tuổi, từng được chọn sang Nga hát Em ơi, Hà Nội phố của Phú Quang, tri ân ông họ quá cố - nhạc sĩ Trần Hoàn - người đã đưa anh đến với âm nhạc qua ca khúc Em nghĩ gì khi mùa xuân đến. Anh hát tưởng nhớ nhiều nhạc sĩ đã truyền cảm hứng cho mình như Phó Đức Phương (Trên đỉnh Phù Vân, Chảy đi sông ơi), Thanh Tùng (Một mình), Trịnh Công Sơn (Ru ta ngậm ngùi)...
Anh dành hẳn một phần trong chương trình để nhớ về Sao Mai Điểm hẹn 2004 - cột mốc quan trọng trong sự nghiệp, qua các bản nhạc từng hát ở cuộc thi như Ôi quê tôi (Lê Minh Sơn), Mưa bay tháp cổ (Trần Tiến). Tiết mục Ôi quê tôi với phần đệm đàn của Lê Minh Sơn được nhiều khán giả cổ vũ. Cuối chương trình, anh gửi thông điệp nhân văn về cuộc sống, vòng tuần hoàn của tạo hóa qua ca khúc Gieo mầm (Tùng Dương sáng tác), Con người (Bùi Caroon), Oa oa (Sa Huỳnh), Nếu là nữ biết đâu anh là em (Nguyễn Vĩnh Tiến)...
Mỗi tiết mục đều tròn trịa, đã mắt, đã tai. Các bản phối của Nguyễn Hữu Vượng vừa đủ giúp Tùng Dương phô được chất giọng đẹp, khả năng biến hóa với nhiều phong cách, dòng nhạc khác nhau. Sân khấu dựng bằng kỹ thuật visual art, tạo nên nhiều hình ảnh nên thơ, đẹp mộng mị. Êkíp đầu tư dàn dựng minh họa cho mỗi tiết mục. Khi Tùng Dương hát bài Con người, nhiều nghệ sĩ xiếc biểu diễn, thể hiện thông điệp về mỗi kiếp người trong cuộc đời. Với bài Gieo mầm, nhóm múa biểu diễn nhiều động tác khó, ngụ ý về sự sinh s𒁏ôi.
Liveshow được Tùng Dương "thai nghén" hơn một năm, là bản tổng kết chặng đường âm nhạc, những dấu mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của anh. Ca sĩ chọn địa điểm tổ chức sự kiện là Trung tâm Hội nghị Quốc gia, nơi có 4.000 ghế ngồi, với tham vọng chinh phục khán giả thuộc nhiều lứa tuổi, tầng lớp.
Tuy nhiên, mong muốn gói gọn 20 năm ca hát trong một buổi🎃 diễn của anh khiến phần nội dung, nhạc mục trở nên cồng kềnh, với 26 tiết mục và hơn 30 bài hát. Trước đó, ban tổ chức lùi giờ gần một tiếng do khán giả kẹt xe trong thời tiết xấu, khiến đêm nhạc bắt đầu muộn lúc 21h và 🅷kết thúc lúc 0h. Từ 23h, một số khán giả lớn tuổi lác đác ra về.
Thu Hòa (41 tuổi, Hà Nội) cho biết là fan lâu năm của ca sĩ, nhưng phải về sớm do thấm mệt. Chị nói: "Tôi thích mọi ti💛ết mục trong buổi diễn nhưng nhiều lần mất cảm xúc do những người khác đi lại nhiều trước mặt". Phương Anh (46 tuổi, TP HCM) hài lòng mọi điểm của chương trình, tr𝄹ừ việc khán giả đến muộn khiến ca sĩ phải lùi giờ. "Theo dõi Tùng Dương nhiều năm, tôi thấy anh luôn giữ giọng hát ổn định, cầu toàn trong mỗi tiết mục. Điều đó thể hiện sự trân trọng khán giả", Phương Anh nói.
Hà Thu