Tùng Dương mới xuất viện sau 10 ngày điều trị bệnh nhiễm độc thần kinh. Dù trí óc đã tỉnh táo, anh vẫn khá yếu, mệt mỏi. Trong căn chung cư ở Minh Khai (Hà Nội), anh nằm dài trên giường trò chuyện với bạn bè, người thân đến thăm hỏi. Hai cô 🍸con gái giúp bố đón, tiễn khách. Vợ anh mở viện thẩm mỹ ở gần nhà, vài ba tiếng lại chạy về xem tình hình của chồng. Mỗi ngày, anh 🍸uống bốn, năm loại kháng sinh, vitamin, thuốc bổ.
Nhớ lại ngày lên cơn co giật, diễn viên thoáng rùng mình. Anh bị sốt cao sau một buổi hội thảo. Thuốc kháng sinh giúp cơ thể anh giảm nhiệt độ nhưng anh mất ngủ liên tục. Rạng sáng 30/6, trong lúc vợ, con vắng nhà, anh lên cơn co giật, phải gọi điện nhờ đồng nghiệp đưa vào viện. "40 giờ sau đó, tôi được truyền nhiều loại thuốc bổ não. Đầu óc dần lấy lại ý thức nhưng gặp khó kh﷽ăn trong việc điều khiển ngôn ngữ, chữ viết. Hiện tại, tôi đã hết co giật", Tùng Dương hồi tưởng. Dù chưa hồi phục hẳn, trên giường bệnh, Tùng Dương vẫn đặt máy tính xách tay bên cạnh để tranh thủ làm việc.
Nhiều năm nay, Tùng Dương mắc chứng tiền đình. Bác sĩ chẩn đoán căng thẳng trong công việc và cuộc sống là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh về thần kinh. Hơn vợ 17 tuổi, Tùng Dương cho biết gia đình anh không tránh khỏi những lúc "xô bát xô đũa" bởi quan điểm sống khác biệt. Anh luôn cố gắng "dĩ hòa vi quý" vì nghĩ đến hai con gái, đồng thời không muốn là kẻ thất bại trong hôn nhân thêm một lần nữa. Đến nay, Tùng Dương đã chung sống với Trang Nhung - người vợ thứ ba - hơn 12 năඣm.
"Nhìn lại quá khứ, tôi nuối tiếc nhiều điều. Tôi bước vào cuộc hôn nhân đầu tiên khi mới 25 tuổi nên cái tôi lớn, ý thức về vai trò của người chồng, người cha mờ nhạt. Trong cuộc hôn nhân thứ hai với Hoa Thúy, cảꦚ hai chúng tôi đều có lỗi. Khi chia tay, tôi thấy thương cô ấy nhiều hơn giận bởi phụ nữ luôn thiệt thòi. Đến nay, chúng tôi coi nhau là bạn bè, ít gặp gỡ nhưng vẫn trò chuyện về con cái. Sau hai lần ly dị, tôi thực sự mất phương hướng, không dám đến với ai trong ba năm", Tùng Dương tâm sự.
Không chỉ gặp biến động trong đời sống tình cảm, d𝓰iễn viên từng thất bại nhiều lần trong kinh doanh. Anh đầu tư sân bóng nhân tạo nhưng gặp trục trặc, phải đóng cửa trong thời gian ngắn. Năm 2013, anh mất tiền tỷ góp vốn vào quán bia ở Zone 9 (Hà Nội). Quán vừa khai trương được hai tháng thì khu vui chơi bị xóa sổ vì vụ cháy gây chết người. Tùng Dương cũng thử sức kinh doanh bất động sản nhưng thua lỗ vì rơi vào thời điểm thị trường nhà đất "đóng băng". Vài lần phá sản khiến Tùng Dùng từng nghĩ "chết đi cho rồi". Nhưng anh tự động viên "mọi chuyện rồi sẽ qua thôi và những lần vấp ngã giúp mình mạnh mẽ hơn trong cuộc sống".
Đối diện nhiều sóng gió, tình yêu diễn xuất giúp Tùng Dương cân bằng cuộc sống. Vào nghề từ năm 1994, anh đóng nhiều vai chính diện trong các phim như Mảnh đời của Huệ, Cô gái mang tên dòng sông, Người chịu nạn, Nhật thực làng Hạ... nhưng không gây ấn tượng. Năm 1997, khi kết hôn với Hoa Thúy, anh bị nhận xét kém tiếng hơn vợ. Tuy nhiên, diễn viên bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu, miệt mài với nghề. "Tôi từng băn khoăn vì sao mình đóng hết phim này đến phim🍨 khác nhưng không nổi tiếng, có phải vì không có lợi thế ngoại hình. Nhưng nhiều ngôi sao nước ngoài dù xấu vẫn ghi dấu ấn với khán giả. Nghĩ thế, tôi lại tiếp tục cố gắng", Tùng Dương nhớ lại.
Khi chia tay Hoa Thúy sau bảy năm chung sống, anh mất nửa năm trời không có động lực làm gì. "Một ngày, tôi nhận ra mình vẫn còn yêu nghề quá nên xác định làm lại từ đầu. Tôi lật lại những mối quan hệ cũ để xin việc. Những lời mời đóng phim trở lại". Năm 2004, Tùng Dương bắt đầu gây ấn tượng với khán giả qua vai Lân trong Chuyện phố phường. Lân là một kẻ tàn nhẫn, vì muốn chiếm đoạt căn nhà cổ của gia đình mà dùng mọi thủ đoạn, đẩy người thân đến đường cùng. Nhân vật có nhiều bộ mặt khác nhau, bề ngoài đểu giả nhưng bên trong lại yếu đuối, cô đơn. Sau Chuyện phố phường, Tùng Dương liên tục đượဣc💃 các đạo diễn nhắm cho vai phản diện.
Anh còn được người xem nhớ đến qua các nhân vật như Ban của Lãnh địa đen, Lưu trong Hành trình bí ẩn hay Lương Nhân trong Đàn trời, Trần Vương của Khi đàn chim trở về... Tham gia chủ yếu các phim hình sự, chính luận, Tùng Dương thường mất từ nửa năm đến một năm cho mỗi dự án. Các phim thuộc đề tài này thường có bối cảnh ở miền núi, biên giới phía Bắc, điều kiện quay vất vả, thiếu thốn. Năm 2015, khi thực hiện phim Khi đàn chim trở về, Tùng Dương và êkíp 50 người cùng ngủ ở một nhà sàn có duy nhất một nhà vệ sinh. Mỗi sáng, đo💮àn dậy từ 4h để chuẩn bị, 6h bắt đầu làm việc. Quá trình quay kéo dài t𝄹ừ mùa đông sang mùa hè. Để bối cảnh thống nhất, diễn viên phải mặc áo lông, quàng khăn trong thời tiết nóng bức.
Trong hơn 20 năm theo đuổi nghiệp diễn xuất, Tùng Dương đóng khoảng 80 phim. Các vai diễn của anh không phải típ "đầu trâu mặt ngựa", "đao to búa lớn" mà là những kẻ "lưu manh giả danh trí thức", các cán bộ tha hóa, biến chất. Để khắc họa thế giới các nhân vật phản diện muôn hình vạn trạng, trước khi nhập vai, anh luôn phân tích, nghiên cứu kỹ hoàn cảnh xuất thân, địa vị, công việc, các mối quan hệ của họ để tìm ra cách thể hiện diễn biến tâm lý phù hợp. Anh giữ nét diễn đặc trưng với nụ cười nhếch mép, gương mặt lạnh, cách nói chuyện dửng dưng. Khi nhìn lại sự nghiệp, Tùng Dương thừa nhận anh không tâm đắc đặc biệt nhân vật nào bởi cảm giác "mỗi vai đều có chút gì thiếu thiếu". Diễn viên ao ✃ước được đóng lại các phim cũ bởi muốn thể hiện tốt hơn.
Đóng nhiều vai phản diện trên phim, ngoài đời, Tùng Dương gặp không ít tình huống dở khóc dở cười với khán giả. Một lần, khi anh ra sân vận động xem bóng đá, một nhóm người liên tục xì xào, chỉ trỏ: "Cái thằng kia đóng tướng Trần Long trong Dòng sông phẳng lặng đấy. Ở ngoài đời trông còn đểu hơn trên phim". Khi đi ăn sáng, tụ tập cùng bạn bè, diễn viên nhiều lần đối diện với những ánh mắt tò mò, câ💙u nói ác ý: "Nhìn cái mặt chỉ muốn đấm cho một phát", "Mặt thế kia thì sao là người tốt được".
"Tôi đã qua t𝐆hời kỳ vào nghề từ lâu, không còn chạnh lòng, tủi thân trước những phản ứng như vậy của khán giả. Ngoài đời, bạn bè, người thân đều nhận xét tôi thẳng thắn, bộc 🎐trực, khác hẳn hình ảnh trên màn ảnh", Tùng Dương nói.
Sau vai Hải trong Mạch ngầm vùng biên ải, Tùng Dương ngừng đóng phim truyền hình vì không nhận được những kịch bản ưng ý, một phần khác vì ở tuổi 50, anh cảm thấy mình đã ở bên kia dốc của sự nghiệp. Mấy năm nay, anh chuyển hướng mở công ty đào tạo diễn viên trẻ, sản xuất các sitcom. Anh hoàn thành 10 kịch bản phim truyền hình, trong đó, tám bộ đã được sản xuất, một số bộ như Những đóa quân tử lan, Vực thẳm vô hình... đã phát sóng.
"Tôi đã phần nào khẳng định♏ tên tuổi trong lĩnh vực diễn xuất, được khán giả nhớ đến. Nghề diễn cho phép nghệ sĩ sáng tạo nhưng phải ở trong khuôn khổ. Tôi mong muốn được mày mò nhiều hơn, ở những công việc như biên kịch, đạo diễn. Tôi mơ ước có thể tự viết kịch bản, sản xuất được một tác phẩm phim chiếu rạp trong ba năm tới", Tùng Dương hào hứng nói về dự định khi còn nằm trꦜên giường bệnh.
Tùng Dương tên đầy đủ là Nguyễn Đỗ Tùng Dương, sinh năm 1969 ở Hà Nội. Thập niên 2000, anh là gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình với vai Lân trong phim Chuyện phố phường, vai Ban trong Lãnh địa đen (series Cảnh sát hình sự)... Ngoài ra, anh còn đóng nhiều phim như Dòng sông phẳng lặng, Những người độc thân vui vẻ, Ngõ lỗ thủng, Nhà có nhiều cửa sổ, Hoa cỏ may, Khi đàn chim trở về... Anh là tác giả nhiều kịch bản phim truyền hình như Mùa bàng rụng trái, Kẻ tàng hình, Sức mạnh huyền bí...
Hà Thu