Liveshow Như tôi đã sống được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện mang tên Vàng son một thuở, tôn vinh các tác giả theo nhiều chủ đề. Đêm nhạc được dàn dựng theo phong cách nhạc kịch. Phần vũ đạo do Trần Ly Ly dàn dựng, Phạm Hoàng Nam đạo diễn sân khấu. Trong gần ba tiếng đồng hồ, các ca sĩ thể hiện 20 bài hát và một số tác phẩm thơ được phổ nhạc của Nguyễn Đăng Giáp. Loạt sáng tác được ๊lấy cảm hứng từ chính cuộc đời ông.
Ở phần Gia đình và chiến trận, các ca sĩ Tùng Dương, Quang Linh, Thanh Thanh Hiền lần lượt thể hiện loạt ca khúc Cha tôi, Chuyện cha con, Bên ngoại mẹ tôi, tái hiện tuổi thơ êm đềm của nhạc sĩ N꧃guyễn Đăng Giáp, thể hiện tình cả𒉰m của ông với gia đình.
* Quang Linh hát "Em tôi"
Ca sĩ Quang Linh hát bài Em tôi - nhạc phẩm Nguyễn Đăng Giáp viết để tưởng nhớ người em trai 𒁃đã hy sinh trong chiến tranh. Vượt lên câu chuyện riêng tư, tiết mục khiến khán giả xúc động khi tái hiện cảnh những người lính trẻ ngã xuống, những đồng đội ôm lấy thi thể "em tôi". Dướiꦗ hàng ghế khán giả, nhiều cựu binh rớm nước mắt.
* Tùng Dương hát "Cha tôi"
Phần Thương trường kể về những người lính trong thời bình. Sau chiến tranh, họ góp phần xây dựng kinh tế. Các ca khúc Bản tình ca binh đoàn lính thợ (nhóm Dòng thời gian), Bài ca người anh hùng xứ Nghệ (nhóm Belcanto), Hành trình xích thố (Lê Anh Dũng)… m💦an♏g đến không khí vui tươi, rộn ràng.
Phần cuối chương trình - Cảm xúc mùa thu - thể hiện chiêm nghiệm của tác giả Nguyễn Đăng Giáp về đất nước trong thời kỳ Đổi m📖ới qua các ca khúc Khát vọng và tình yêu Hà Nội (Thái Thùy Linh), Nốt lặng mùa thu (Lê Anh Dũng), Nốt lặng còn lại (Khánh Linh), Tình khúc mùa thu (Khánh Linh – Tùng Dương), Nắng ấm giữa mùa đông Hà Nội (Tùng Dương)…
Âm nhạc của Nguyễn Đăng Giáp mang âm hưởng hào hùng, bi tráng. Bản phối của các nhạc sĩ như Lưu Hà An, Thanh Phươn🦹g, Minh Đạo có thêm nét mới mẻ, trữ tình, dễ tiếp cận hơn với khán giả.
Sau đêm nhạc, ca sĩ Tùng Dương chia 🥀sẻ: "Các sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Đăng Giáp đã truyền lửa cho khán giả, cho thế hệ trẻ niềm tự hào, tình yêu nước sâu sắc v꧑à sự phấn đấu không ngừng như thế hệ cha anh".
Nhạc sĩ Nguyễn Đăng Giáp xúc động bày tỏ: "Chiến tranh cướp đi của chúng ta quyền được sống, được cống hiến, giống như câu hát trong ca khúc Hát mãi khúc quân hành của Diệp Minh Tuyền - 'Dù rằng đời ta thích hoa hồnꦫg. Nhưng kẻ thù buộc ta ôm cây súng'. Tôi muốn tái hiện chân dun🃏g những người lính đã vượt qua bao gian lao, khổ cực trong chiến tranh".
Ca sĩ Ngọc Châm - chủ nhiệm chuỗi chương trình Vàng son một thuở - cho biết ngoài các tác giả nổi tiếng, quen thuộc với khán giả, chị muốn vinh danh những nhạc sĩ âm thầm cống hiến cho nền nghệ thuật. Theo chị, lựa chọn này mở ra một hướng đi mới, giúp𒊎💖 khán giả hình dung toàn diện về đời sống âm nhạc nước nhà.
"Nhạc sĩ Nguyễn Đăng Giáp sáng tác hàng trăm tác phẩm về chủ đề quê hương, chiến tranh. Tôi mất vài tháng để tìm hiểu, chọn ra 20 ca khúc đưa vào chương 𓆉trình. Để các ca khúc mới mẻ, thu hút, tôi dàn dựng nhạc phẩm thành từng màn vũ kịch", Ngọc Châm nói.
Nhạc sĩ Nguyễn Đăng Giáp sinh năm 1954 ở Hà Tĩnh. Gia đình ông có tám anh em đều là bộ đội. Một người em của ông đã hy sinh trong chiến tranh. Ông từng làm nhiệm vụ lái xe từ Bắc vào Nam và tham gia 🐬thực hiện nghĩa vụ quốc tꦡế ở Lào. Ông có bằng cử nhân n🔴gành luật. Hiện ông là đại tá, lãnh đạo m👍ột công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng.
Hà Thu