Ngày 17/3, hơn 11.000 học sinh khối 9 và 12 tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố với 11 môn. Đa số thí sinh đánh g🍎iá câu nghị luận xã hội ở đề Văn lớp 12 (dành cho cả khối chuyên và không chuyên) hay, sâu s🍬ắc.
Rời phòng thi, đa số thí sinh đều tỏ ra thoải mái. Đặng Nguyên Ngọc, học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, cho biết ban đầu đọc đề có chút bối rối bởi nhân vật bạn trẻ trong đoạn ༺văn nêu quá nhiều mặt tiêu cực trong xã hội hiện đại. Đây là dạng đề khá mới, cần vận dụng nhiều kiến thức và trải nghiệm thực tế.
Ngọc đã phải liên hệ nhiều dẫn chứng về𝓡 tình hình ô nhiễm môi trường, sự phát triển quá nhanh của công nghệ tác động tới đời sống và cho rằng đây là ﷽những mối lo lắng chính của bạn trẻ. Họ đứng trước nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng xấu đến tương lai nhưng chưa được giải quyết.
Cùng quan điểm, song nhiều thí si🥀nh cho rằng dịch bệnh, biến đổi khí hậu, những mâu thuẫn quan điểm sống trong xã hội chính là cơ hội để người trẻ cọ xát, trưởng thành. Chỉ khi có đủ kiến thức, bản lĩnh, họ mới tìm được những giá trị sống đúng đắn.
Hồ Thị Mi𒁏nh Thư, trường THPT Bùi Thị Xuân dành khá nhiều thời gian để nêu ra giải pháp🐼, cách chọn lối sống tích cực để không bị choáng ngợp với những điều chưa tốt trong xã hội. "Muốn làm được điều này, người trẻ phải có nhiều trải nghiệm và có khả năng thích nghi nhanh với môi trường mới", Thư nói.
Với câu 2 về nghị luận văn học, Thư cho rằng vấn đề được nêu ra có liên hệ chặt chẽ với cuộc sống chứ không chỉ là văn chương trên sách vở. Nữ sinh chọn bài thơ Tràng giang của Huy Cận và Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị để trình bày quan điểm "chức năng của văn học là 🔯nâng🉐 đỡ tâm hồn con người". Với cô, đây là hai tác phẩm có giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ cao mình từng biết.
Một số thí sinh khác chọn triển khai theo hướng "tác động của văn chương đối với đời sống hiện đại". "Em lấy dẫn chứng Vợ nhặt của Kim Lân và Số phận con người của Sholokhov bởi hai tác phẩm này kích thích bản chất tốt đẹp, sự🍃 quan tâm của con người dành cho nhau. Đặt trong bối cảnh con người hiện đại ngày càng phụ thuộc vào tiện ích, Internet, điều này càng ý nghĩa ಞhơn", một nữ sinh cho hay.
Thầy Đỗ Đức Anh (giáo viên Văn, trường THPT Bùi Thị Xuân) đánh giá đề năm nay lạ nhưng vừa sức với trải nghiệm của học sinh. Chủ đề Tuổi trẻ chông chênh và sứ mệnh của văn chương giúp thí sinh bộc lộ được nhiều ꦺquan điểm, tư duy mớ🃏i mẻ.
Ông tâm đắc với câu nghị luận xã hội vì sự sáng tạo⛎ trong cả nội dung và hình thức. Đề bài yêu cầu "đối thoại" với nhân vật trong bài viết, do vậy thí sinh không bị gò bó trong việc lựa chọn hình thức bài làm. "Các em có thể tự do sáng tạo bài làm dưới nhiều dạn🌱g, có thể tạo ra một cuộc tranh biện giữa tôi và nhân vật bạn trẻ ấy. Đây sẽ là câu hỏi để tìm kiếm những học sinh giỏi, sáng tạo", thầy Đức Anh nói.
Tương tự, thầy Võ Kim Bảo (giáo viên Văn, trường THCS Nguyễn Du, quận 1) cho rằng ở câu 1 học sinh có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để làm bài. Thí sinh có thể viết theo dạng một dòng trạng thái (status) trên Facebook, một lá thư... nhưng phải đảm bảo bài làm mang giọꦏng điệu tâm sự, sẻ chia với một người cụ thể. Thiếu điều này, bài làm sẽ không đạt.
Ông cũng cho rằng, đề Văn khối 12 là một đề thi rất đặc biệt với nhiều đ🤡iểm mới trong hình thức và cách ra đề. "Thí sinh làm cả hai câu với một ngữ liệu nên các em sẽ phải khéo léo để không bị lặp giữa hai câu", ông nói.
Với câu 2, thí sinh được yêu cầu phải liên kết kiến thức lý luận văn học với cuộc sống hiện tại. Nếu thí sinh thờ ơ, dửng dưng với những biến động hiện tại của đất nư🎀ớc và thế giới sẽ kh⭕ó làm tốt câu này.
Cũng với cấu trúc 2 câu, một nghị luận xã hội, một câu về nghị luận văn học, đề thi Văn khối 9 cũng được đánh giá là hay, sáng tạo, tạo hứng thú cho thí sinh. Thầy Võ Kim Bảo cho rằng, hầu hết thí sinh sẽ giải quyết tốt đề thi lớp 9 nhưng em nào có nhiều trải nghiệm văn học hơn, đọc nhiều hơn sẽ có lợi thế. "Chủ đề gọi 🅷tên cuộc sống rất phù hợp với lứa tuổi 14-15 bởi các em đang cần định hình một cách cơ bản về cách sống mình sẽ chọn", ông nói.
Do Covid-19, kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm nay dời ꦦlại hai tuần. Nội dung thi học sinh giỏi nằm trong chương trình, theo định hướng khảo sát năng lực tư duy và vận dụng thực tiễn của học sinh.
Khối 12 có các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng An🐻h, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật, Tiếng Trung. Khối 9 thi các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Công nghệ và Khoa học tự nhiên. Các môn ngoại ngữ có phần thi 🔴nghe.
Diệu Uy