Bạn nghĩ rằng 30 tuổi là sự đánh dấu bước chuyển mình, từ một cô, cậu học sinh, sinh viên mới r꧒a trường... thành một người thành đạt? Nếu có suy nghĩ vậy thì bạn đã nhầm. Chúng ta không phải nhà bác học, hay những kẻ sinh ra đã có chỉ số IQ cao, có kỹ năng thượng thừa. Phần lớn chúng ta chỉ là người bình thường, không nhiều tài lẻ, và chẳng giỏi hay thích một thứ gì đó. Cho đến một ngày, khi ta nhìn🌌 lại, và chỉ thấy sự thất bại, thua kém. Đó là nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống ngày hôm nay mà nhiều người đang gặp phải.
Hãy tốt nghiệp khóa học của chính mình
Một anh bạn của tôi có sẵn căn nhà từ lúc ra trường, một chị bạn khác vừa leo lên vị trí trưởng phòng sau vài năm đi làm, một người khác đó tốt nghiệp Kỹ sư công nghệ với vị trí thủ khoa... Phải công nhận rằng, thế hệ trẻ ngày nay (GenZ) rất giỏi. Điều đó cho chúng ta một mặt vui mừng, vì nhân tài là cốt lõi cho sự phát triển đất nước. Nhưng mặt khác, nó lại kéo theo nỗi lo lắng rằng ngày mai, ngày kia, chính bạn sẽ bị thay thế bởi một thế hệ quá tài năng như vậy.
Ở đây, tôi không đề cập đến khía cạnh, thế hệ GenZ giỏi hơn là nhờ điều kiện tốt, đào tạo bài bản và có nhiều sự giúp đỡ hơn gia đình. Chúng ta không thể so sánh hai thế hệ với hệ số điều kiện và thời gian khác nhau. Nhiều thanh thiếu niên ngày nay, thích nghe xem người khác nghĩ về mình như thế nào, rồi nhìn bề ngoài người khác để so sánh với bên trong của bản thân. Bạn bè, người thân, hay thậm chí người xa lạ ở trên mạng xã hội đều thể hiện sự lộng lẫy, xa hoa bên ngoài. Nhưng mấy ai thấu hiểu được bên trong người đó có thật sự hạnh phúc hay chỉ là bức màn sân khấu che đi cái ܫmặt tối thực tại?
25 tuổi chưa tìm được việc cũng không sao
Bạn 30 tuổi nhưng chưa có nhà, chẳng có người yêu, không có ôtô. Bạn thất nghiệp ở tuổi 40 vì một lý do nào đó... Những điều đó đâu có sao, bởi biết đâu đến tuổi 50, bạn lại trở thành ông chủ. Va vấp cuộc đời là điều không thể tránh. Thất bại ở độ tuổi nào cũng không phải yếu tố quyết định cả cuộc đời con người. Điều đáng quan ngại nhất là bạn lấy một khoảng thời gian ngắn ౠvà tệ nhất của cuộc đời mình để gán cho bản thân cái danh "kẻ thua cuộc". Nếu bạn không tự thoát khỏi cái vùng đen tối đó, thì thời gian tệ hại này sẽ đi theo bạn mãi về sau.
Vậy chúng ta nên làm gì?
Đầu tiên, không so sánh bản thân với người khác ở bất cứ phương diện nào trong cuộc sống. Chỉ lấy những so sánh đó làm tài liệu tham khảo ꦅcho chính bản♕ thân để phấn đấu và vươn lên.
Thứ hai, không nghe người khác bàn tán quá nhiều về bản thân. Không tránh được hoàn toàn thì bạn nên nghe và chọ♛n lọc như nước tinh khiết đã qua xử lý bằng thiết bị hiện đại (bạn chính là thiết bị xử lý chúng).
Thứ ba, thước đo tuổi 20, 30, 40 gì ꦅđó chỉ là đánh giá chung cho toàn xã hội, không phải là đánh giá năng lực của chính bạn, đừng quá đặt nặng điều đó.
Thứ tư, muốn được thành công, bạn phải biết thất bại. Nhưng tránh lập lại♓ hai t🐎hất bại giống nhau.
Và cuối cùng, đặc biệt quan trọng, bạn phải học và cố gắng. Vì chẳng có phép thần tiên, hay 🌠thứ thuốc thần kỳ nào có thể giúp bạn ngủ một đêm và thứ dậy thành kẻ thành công lu✱ôn cả.
Nhưng tất cả những thứ kể trên chỉ là phương tiện dẫn bạn đi đúng đường, còn bạn có bước đi được hay không đều là do bản thân mỗi người. Học là chiếc chìa khóa vàng giúp cho mọi người phát triển, mọi lứa tuổi trở nên tốt hơn so với ngày hôm qua, đồng thời tạo niềm hy vọng cho ngày mai. Nếu bạn có kiến thức, khi bước ra đời sống, va chạm nhiều, và gặp kẻ lừa gạt, người xấu,♔ mức độ thiệt hại sẽ càng thấp hơn.
Chung quy lại, kẻ khác (ngoại trừ người thân) phần lớn luôn muốn đẩy bạn xuống để họ bước cao hơn thay vì giúp đỡ nhau cùng đi lên. Có những người tư vấn cho bạn định hướng tốt, và mỹ miều, khóa học này nọ, tham dự tưಌ vấn đủ thứ, nhưng liệu họ sẽ cho bạn sự thành công? Quan điểm của tôi là có, nhưng được bao nhiêu người thành công từ lý thuyết thông qua lời nói? Phần đông còn lại sẽ quay về vạch xuất phát.
Thành công hoặc thất bại, đó là sự chọn lựa của mỗi người. Nếu thuộc nhóm người khát khao thành công, t🗹hì cho dù khó khăn, thất bại họ cũng sẽ không ngừng lại, xem đó là thử thách và tìm cơ hội từ thất bại. Ngược lại, nếu thuộc nhóm không có ý chí, thì cho dù có học bao nhiêu khóa học, đi làm bao nhiêu năm, mơ ước nhiều đến đâu, thì cuối cùng chúng ta cũng sẽ chỉ là kẻ ngồi vẽ bức tranh đẹp trong mơ.
Vậy, vùng an toàn của bạn, đã kéo dài được bao lâu rồi? Khi nào bạn bước ra khỏi đó, hay muốn ở trong đó mãi và tự huyễn hoặc mình là một thiên tài? Tôi không sợ tuổi tác, không sợ khó khăn, không sợ mất phương hướng, chỉ sợ nhất bản thân từ bỏ mọi cố gắng và chấp nhận an phận. Muốn vậy, bạn phải thật sự bản lĩnh, để lại phía sau sự gièm pha từ kẻ kh♛ác, tránh mọi so sánh với những ngườ𝕴i xung quanh.
Với tôi, chán việc thì nghỉ, không làm tổn thương bản thân (nhưng trước đó phải cố gắng đến cùng); không biết cái gì thì mạnh dạn đi hỏi mà học... Khi bước qua được những khó khăn, chúng sẽ thấy giá trị thật của sự cố gắng là⛦ gì? Ba mẹ có thể cấp dưỡng, nuôi bạn thành tài, nhưng có thể theo bạn mãi không? Chưa kể, ♏những người có hoàn cảnh tệ hơn, họ vẫn tồn tại đấy thôi.
Có ba, có mẹ, có anh chị em, có nơi để về là một hạnh phúc vì gia đình sẽ không bỏ rơi khi ta thất bại. Vậy tại sao không🅺 dám đặt bản thân vào nơi gian khó nhất để thành công hơn, trưởng thành hơn và để trân quý cuộc sống này?
>> Tôi làm cật lực để có nhà, ôtô ở tuổi 30
Tôi luôn mang trong mình tâm niệm: "Họ làm được thì sao mình không thể?". Người ta thành công mười phần, thì ít nhất tôi phải thành công bảy, tám phần gìꦰ đó chứ. Nếu cứ ngồi mãi một chỗ, đợi vẽ xong bản phác thảo cuộc đời, thì bạn chắc chắn sẽ tụt lại dưới mức trung bình. Thất bại và vấp ngã thường diễn ra từ độ tuổi sau Đại học cho đến 35 tuổi. Quãng thời gian này được gọi là thanh xuân của chúng ta. Ở đó, ta có thể phải đối mặt với biết bao sự thất bại, những ngày đen tối, đôi khi muốn từ bỏ tất cả để về quê sống một cuộc đời bình an.
Bản🍬 thân tôi ngay lúc này, thất bại cũng chiếm gần như trọn quãng thời gian đã qua. Nhưng nhìn lại, những🔥 thất bại của ngày hôm qua đã là quá khứ, và hôm nay, tôi thấy mình tốt hơn một chút, mặc dù ngày mai có thể xấu đi. Vì cuộc đời vốn là biểu đồ hình sin, có lúc lên, lúc xuống.
Muôn vật luôn có điểm tốt, điểm xấu, phụ thuộc vào góc nhìn từ chính bạn. Một góc nhà hình vuông, nhìn sang trái thấy bị méo, nhìn sang phải thấy phẳng, nhìn chính diện lại ra góc vuông. Tất cả tùy thuộc vào thái độ và hướng nhìn của chú𓃲ng ta vào bất kỳ vấn đề nào đó. Kinh nghiệm của tôi là hãy viết ra giấy nhưng gì bạn mong muốn có, rồi rẽ nhánh, phân tích xem ta cần làm gì để đạt được mục tiêu đó? Phải biết bắt đầu từ việc xây dựng nền tảng căn bản, rồi đặt từng viên gạch vào chúng. Đừng để xây nhà hoàn thành nhưng chẳng có móng nhà, sẽ không vững bền và rất nhanh đổ.
Nói tóm lại, chúng ta có thể lấy thước đo tuổi 30 là ranh giới tuổi trẻ và tuổi trưởng thành, chứ không phải ranh giới của thành công và thất bại. Kẻ khác thành c✅ông cũng 🎀được, thất bại cũng không ảnh hưởng đến bạn. Chỉ nên ghi nhớ rằng bản thân phải thật sự có quyết tâm, cố gắng phải được thể hiện qua hành động, không qua sách vở. Điều đó mới kéo bạn đến gần hơn với thành công. Nếu bạn chỉ ở một chỗ, mơ mộng, và chạy theo thành công của người khác thì cho dù 40 hay 50 tuổi, bạn vẫn chỉ là một tay mơ.
Người thành công luôn có lối đi riên🍎g, vậy lối đi riêng của bạn là gì? Hãy xóa cột mốc 30 tuổi và vẽ lại lối đi của chính mình.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.