😼"Tôi từng chứng kiến những gia đình, con cái đã lớn gần 30 tuổi rồi, mà cái gì cũng cha mẹ làm cho. Mẹ đi làm về, vẫn phải ghé chợ. Về nhà lại cha mẹ nấu ăn, còn con cái thì ngồi bấm điện thoại. Thấy cha mẹ về cũng không biết ra xách đồ vào phụ. Cha mẹ nấu ăn xong phải kêu xuống ăn, mà kêu năm lần, bảy lượt, mỏi miệng mới chịu xuống. Ăn xong thì chén bát cứ để đấy cho cha mẹ rửa. Đến nấu mỳ tôm ăn cũng kêu mẹ, nấu nước tắm cũng kêu cha, việc nhà thì không chịu làm gì (từ giặt giũ, rửa chén bát, lau nhà, nấu ăn...). Thật không thể hiểu nổi cách nuôi dạy con của những gia đình đó".
Đó là quan điểm của độc giả Mich@el xung quanh câu hỏi "Có nên giúp đỡ con cái đã trưởng thành?". Trong khi nhiều đứa trẻ trưởng thành và có một sự nghiệp tốt và trở thành chỗ dựa tinh thần, vật chất cho cha mẹ, xã hội có không ít hoàn cảnh ngược lại: Con cái trưởng thành vẫn không ngừng đòi hỏi, hầu như không biết ơn cha mẹ, thậm chí coi sự hỗ trợ của cha mẹ như một lẽ tất nhiên.
Cùng chung suy nghĩ, bạn đọc Anhlq nhận định:❀ "Ở Việt Nam, sau khi cầm tấm bằng đại học trên tay, các bạn trẻ hãy cố gắng đi làm để ít nhất tự nuôi sống được bản thân mình. Mua nhà hay mua ôtô thì tôi không nói, vì đó là những việc lớn, còn nếu không kiếm đủ để lo chi phí sinh hoạt cho chính bản thân mình, trong khi còn khỏe mạnh, trẻ trung, thì thật đáng trách.
𒐪Tôi có hai người bạn, đến giờ vẫn phải nhận tiền của bố mẹ sau khi tốt nghiệp đại học. Người thứ nhất có bố là dân kinh doanh, có cửa hàng và đất cho thuê. Cô bạn này cũng đang làm ở ngân hàng, lương không hề tệ, nhưng mỗi dịp sinh nhật, lễ tết, bố vẫn cho tiền.
☂Còn một cô bạn khác, bố mẹ đã về hưu, lương hưu cũng chẳng dư dả gì, nhưng vẫn đèo bòng con cái. Khi được khuyên là hãy dành thời gian nâng cao chuyên môn và tích lũy để sau này kết hôn còn lo được cho con cái thì bạn bảo: 'Hai vợ chồng không nuôi được con thì bố mẹ hai bên nuôi giúp'. Trong khi đó, lương của bố mẹ cũng chỉ đủ thuốc men, tiết kiệm một ít phòng khi có việc. Kết quả là cô bạn thứ hai kia giờ đang thất nghiệp thật và hàng tháng bố mẹ vẫn phải gửi tiền cho".
>> ༒'Muốn con tự sống từ 18 tuổi, hãy chấp nhận vào viện dưỡng lão'
Sự giúp đỡ của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành hơn hay trở nên phụ thuộc hơn? Sự giúp đỡ nên là vô điều kiện, hay có điều kiện? Đây dường như vẫn luôn là nỗi trăn trở đối với các bậc phụ huynh khi con cái trưởng thành.
Trong khi đó, chia sẻ quan điểm của mình, độc giả Trí cho rằng:🍃 "Nhiều cha mẹ bây giờ rất ngộ, họ coi việc sinh con ra, nuôi con lớn là ban ơn cho chúng. Trong khi bản thân đứa trẻ không hề cầu xin điều đó. Sinh con là để giữ gìn chính hạnh phúc hôn nhân của cha mẹ. Vì vậy, hãy dạy những đứa trẻ những điều đúng đắn, đồng thời nếu có của cải hãy cho cho chúng nó để dễ dàng hơn trong cuộc sống này. Lắm lúc con bạn đẻ ra đã không thông minh, giỏi giang như con người khác, nhưng nếu bạn cứ bắt nó giàu như người ta, trong khi của cải thì giữ cho riêng mình thì liệu có công bằng?".
Đồng quan điểm, bạn đọc Huyền khẳng định:🐷 "Tôi là người đã trưởng thành nhưng vẫn nhận rất nhiều sự giúp đỡ từ cha mẹ. Tôi luôn biết ơn sự giúp đỡ đó vì nếu không có nó, tôi không biết bây giờ mình sẽ ra sao? Tôi luôn dạy con tôi phải tự lập, nhưng trong thâm tâm tôi biết rằng, nếu sau này khi con tôi trưởng thành mà lại có lúc cần sự giúp đỡ của cha mẹ như khi tôi gặp biến cố, thì tôi cũng sẽ như cha mẹ mình, sẽ giúp con hết sức có thể".
Cũng không ủng hộ tư tưởng để mặc con tự sống, độc giả Nghienphim bày tỏ: 𝕴"Tôi cho rằng cha mẹ nên giúp đỡ con cái dù chúng đã trưởng thành. Vấn đề này phải hiểu dưới góc độ gia đình. Con cái khi lớn lên sẽ là lao động chính nên việc cha mẹ tạo điều kiện tốt nhất để chúng có thể phát triển là điều hoàn toàn đúng đắn.
ꦑVí dụ, nhà vợ tôi, quyết định lớn nhất của hai ông bà là đã bán căn nhà ở quê, mua chung cư thành phố khi biết tin vợ tôi đậu đại học. Cả gia đình sau đó cùng chuyển ra thành phố lớn để sinh sống. Vợ tôi nhờ đó có điểm tựa vững chắc để sống tốt ở thành phố. Sau này, vợ không ngại va chạm, làm việc, không như nhiều bạn khác phải ở trọ, lo toan đủ thứ chuyện. Có nhiều người ở trọ còn bị bạn trọ rủ đi theo đa cấp, bỏ dở chuyện học hành; có bạn không ở được yên ổn, phải liên tục chuyển nhà, ảnh hưởng đến tâm lý học tập, làm việc...".
Thành Lê tổng hợp
>> Các ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.