Chị🍒 Nguyễn An Vy (quận Phú Nhuận, TP HCM) đưa con trai 11 tuổi đến VNVC chủng ngừa cúm, phế cầu, bạch hầu, ho gà... Người phụ nữ cho biết các mũi vaccine này được bác sĩ tư vấn tiêm sau khi con chị mắc thủy đậu, rồi tiếp tục bị ho, sốt gần một tháng không khỏi.
Trước đây, chị Vy không hiểu về vaccine, cho rằng t👍rẻ em bình thường sẽ ốm nhiều. Khi con mắc nhiều bệnh liên tiếp kéo dài và được bác sĩ giải thích chủng ngừa giúp giảm nhiễm trùng hô hấp, giảm trở nặngꦏ, gia đình chị mới chú ý đến vaccine và tuân thủ đủ lịch chích ngừa.
Tương tự, anh Trần Văn Tâm (Hà Nội) đưa con gái 16 tuổi tiêm phòng HPV, cúm, bạch hầu, ho gà, uốn ván sau khi chứng kiến nhiều học sinh đến trung tâm chủng ngừa. Anh từng bỏ qua các mũi vaccine của con, trong khi gia đình có người già, yếu dễ bị lây nhiễm bệnh𝓡. Việc cho con chủng ngừa các mũi còn thiếu sẽ giúp cả gia đình phòng bệnh đầy đủ hơn.
Bác sĩ Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết trong gia đình, không chỉ phụ huynh chưa có nhận thức đầy đủ về các loại vaccine cho trẻ em. Các em học sinh, trẻ dưới 18 tuổi cũng chưa hiểu hoặc được phổ biến cụ thể về tiêm chủng phòn🍌g bệnh cho bản thân.
Tại chương trình tư vấn "Những bệnh nguy hiểm và vaccine quan trọng cần tiêm cho học sinh, trẻ vị thành niên và thiếu niên" diễn ra tại trường THPT Liên Hà (Hà Nội), do VNVC tổ chức, nhiều học sinh tỏ ra lúng túng khi được hỏi về lịch sử tiêm chủng, chưa đầy 10 trẻ cho biết từng chích ngừa trong vòng một năm trở 🌸lại đây (không tính vaccine Covid). Trẻ không nhớ tên vaccine hoặc loại mũi tiêm.
Theo bác sĩ Phong, nguyên nhân của tình trạng này có thể là gia đình, học sinh và nhà trường chưa quan tâm đến phòng bệnh cho trẻ nhờ chủng ngừa. Trong khi đó, vaccine cho tu♋ổi học đường và thời gian dậy thì rất quan trọng, giúp củng cố miễn dịch sau khi kháng thể từ các mũi tiêm chủng đầu đời đã suy giảm.
Tuổi dậy thì cũng là giai đoạn trẻ phát triển vượt bậc, cơ thể sản sinh nhiều hormone si💛nh dục gây biến đổi các cơ quan như bộ phận sinh sản, da, xương, tóc, não bộ... Để hạn chế bệnh tật, giảm gián đoạn sự phát triển, có sức khỏe tốt khi tưởng thành, trẻ ở tuổi này càng cần chủng ngừa.
Ngoài ra, thanh thiếu niên sẽ bắt đầu khám phá và tò mò, quan hệ tình dục sớm. Vaccine không📖 chỉ tránh nhiễm bệnh, giảm biến chứng mà còn là cách tránh trở thành 🐲"người lành mang trùng" (người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng) lây bệnh cho người thân, cộng đồng. Các mũi tiêm ngừa đều an toàn, không ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất cũng như khả năng sinh sản của trẻ.
Vì vậy, bác sĩ Phong khuyến cáo các gia đình, trẻ em nên kiểm tra lịch sử chủng ngừa, nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Một số loại vaccine quan trọng, cần tiêm cho lứa tuổi thanh thiếu niên gồm cúm, bệnh do não mô cầu, bạch hầu - ho gà - uốn ván, ngừa các bệnh u nhú sinh dục và các loại ung 🌳thư nguy hiểm cho cả nam và nữ.
Trong đó, bạch hầu, ho gà là các bệnh dễ lây truyền, khi không chủng ngừa thường xuyên có thể tạo điều kiện thuận lợi c🎃ho mầm bệnh lây nhiễm vào cơ thể. Điển hình như hầu hết các ca mắc và tử vong do bạch hầu gần đây đều được ghi nhận ở độ tuổi trên 6 tuổi mà không rõ lịch sử tiêm chủng.
Vi khuẩn uốn ván có thể lây qua 𝕴các vết thương hở trong lúc trẻ vui chơi, đi vào máu và tấn công hệ thần kinh. 90-95% trường hợp phát bệnh uốn ván dẫn đến tử vong do không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Cúm dễ lây lan, có thể lây trong môi trường đông ngừa hoặc truyền nhiễm từ thanh thiếu niên sang các đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, phụ n🐈ữ manℱg thai... Mầm bệnh thay đổi hàng năm, vì vậy cần tiêm nhắc mỗi năm một lần.
Còn bệnh viêm 🍸màng não có tính chất nặng nề, để lại di chứng khi khỏi bệnh hoặc diễn biến nhanh, khiến người bệnh tử vong trong vòng 24 giờ. Bệnh thường có nguồn lây từ người lành mang trùng, do đó việc tiêm vaccine vừa phòng bệnh cho cá nhân, vừa hạn chế lây nhiễm cho cộng đồng.
Các chủng HPV gây ra mụn cóc sinh dục và các loại ung thư như cổ tử cung, ung thư hầu họng, ung thư âm đạo, ung thư dương vật. Ngoài lây qua đường từ 🥃mẹ sang con, quan hệ tình dục, HPV cũng có những đường lây âm thầm qua các vật dụng cá nhân hoặc vệ sinh không sạch sẽ.
Bên cạnh các vaccine cần thiết, bác sĩ cũng khuyến cáo thanh thiếu niên bổ sung các loại vaccine phòng bệnh lây qua đường hô hấp như thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, phế cầu và các bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao ở Việt Nam như viêm 𝐆gan A, B, viêm não Nhật Bản.
Nhật Linh
Từ tháng 9 đến tháng 12/2023, kết hợp cùng hãng dược phẩm Sanofi tổ chức chuỗi chương trình tư vấn "Những bệnh nguy hiểm và vaccine quan trọng cần tiêm cho học sinh, trẻ vị thành niên và thiếu niên" tại 11 điểm trường trên cả nước. Chương trình dự kiến tiếp cận hơn 24.000 học sinh ở cấp tiểu học và trung học nhằmℱ phổ biến các kiến thức, nâng cao nhận thức phòng tránh các bệnh nguy hiểm có thể lây lan ở lứa tuổi học sinh như: cúm, viêm màng não do não mô cầu, bạch hầu - ho gà - uốn ván, phế cầu, sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, HPV...