Đây không phải là lần đầu tiên cậu học sinh lớp 6 có dáng ngư❀ời mảnh khảnh, thích để tóc dài và nói giọng ẻo lả của con gái bị "hành xác". Huân đã quá quen với tràng cười khả ố sau lưng, cùng những cái chỉ trỏ kèm lời phỉ báng của bạn bè trong lớp, trong trường "Thằng ái kìa", "Pê đê đấy"... Việc Huân bị các bạn cùng lớp vây lại, lột quần, sờ nắn vùng kín cũng trở thành "trò vui" diễn ra thường xuyên.
Tủi nhục,🦹 uất ức, Huân đã nghĩ ra cách "trả đũa" là tẩm dầu gió vào khăn hay dùng kim châm để chống trả mỗi lần bị đè ngửa trong lớp, nhưng việc này khiến bạo lựཧc xảy đến với em càng kinh khủng hơn. Huân bị đuổi đánh, phải nhảy từ lan can xuống và cuối cùng đành nghỉ học.
Câu chuyện trên được chia sẻ trong buổi hội thảo Vận động chiến lược cho giáo dục về đa dạng tình dục trong trường học do Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và Dân số, Viện𝄹 ng𒊎hiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường thay mặt cho Liên minh tình dục Việt Nam tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Tại hội▨ thảo, anh Sơn M🐽inh, Ban điều hành mạng lưới đồng tính MSM (Man who has sex with man) cho biết, anh từng tư vấn cho nhiều trường hợp học sinh tuyệt vọng vì bị kỳ thị, bạo lực tại trường, nhiều em có ý định tự tử và không ít em đã thực hiện việc này. Trường hợp gần đây nhất là một học sinh cấp 2, sinh năm 1997 ở Tuyên Quang, nhờ anh tìm việc làm sau khi em bỏ học vì không chịu đựng được những lời chế giễu, bài xích của bạn bè, thầy cô. Chính người cha còn nói muốn gửi em vào trường giáo dưỡng vì "trai không ra trai, gái không ra gái".
Một ♛nghiên cứu online năm 2012 với 520 người tự cho mình là người đồng tính hoặc chuyển giới tại Việt Nam của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và Dân số cho thấy nhiều học ⛦sinh, sinh viên thuộc nhóm này bị kỳ thị và phân biệt đối xử tại trường học bởi bạn bè, thầy cô.
Cụ thể, cứ 10 người đồng tính, chuyển giới thì có 4 người từng bị kỳ thị hoặc bạo lực ở trường phổ thông hoặc đại học. Hình thức phân biệt đối xử phổ biến nhất mà họ trải qua là bị gọi hay đặt biệt danh một cách xúc phạm (như 𒉰H gái, L đực, Con bóng kia, Đồ pê đê...), sau đó là bị châm chọc, mỉa mai về cách đi, nói, ăn mặc, việc yêu, thích người cùng giới. Gần 1/5 số người được hỏi từng bị đánh để lại vết thâm và cũng gần 1/5 bị sờ nắn bộ phận sinh dục khi không muốn.
Các hành vi này chủ yếu do các bạn nam trong lớp gây ra. Một số học sinh lại bị c𒀰ác bạn nam trong trường và bạn nữ trong lớp bạo lực. Đáng chú ý là trong số 520 người𒁃 được hỏi, có tới 28 người khẳng định bị chính các thầy cô giáo trong trường đánh mắng.
Một nửa số🌳 người được nghiên cứu cho biết, lý do bị bạo lực ở trường là họ có cách ăn mặc, đi lại khác với mọi người, một số khác (khoảng 40%) thì do có các biểu hiện tình cảm với người cùng giới.🦋
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử và thậm chí là bạo lực đối với người đồng tính và chuyển giới trong trường học đã để lại những hậu quả nặng nề, những tổn thương sâu sắ♔c về mặt tâm lý, sức khỏe và tương lai của họ. Điều này khiến các em học không tập trung, đầu óc luôn căng thẳ𒐪ng, một số em phải dừng học trước khi hết cấp 3.
Đại diện Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số khiến nghị báo động tới tất cả các trường học, cấp học về tình trạng bạo lực đối với họ🅺c🌼 sinh đồng tính và chuyển giới, đưa nội dung về xu hướng tình dục, chuyển giới vào chương trình giáo dục giới tính trong trường.
Ông Vũ Ngọc Bình, chuyên gia tư vấn của Liên Hợp Quốc về quyền con người và Bình đẳng giới cho biết, việc học sinh, sinh viên đồng tính bị kỳ thị từ bạnꦿ bè, thầy cô phổ biến ở các trường học tại Việt Nam. Tỷ lệ bỏ học của các em thuộc nhóm này khá cao.
Theo ông Bình, kiến thức về người đồng tính, chuyển giới hoàn toàn bị bỏ trống trong sách giáo khoa hay các hoạt động tại nhà trường, nếu có thì đã𝔉 quá lạc hậu, sai và mang tính phân biệt đối xử. Trong Luật giáo dục cũng chưa bao giờ nhắc đến nhóm học sinh này.
Ông cho rằng cần thiết ph🍬ải đưa các nội dung này vào chương trình sách giáo khoa, giáo dục cho học sinh, sinh viên. Và cần xác định đây là nhóm cần được bảo vệ đặc biệt.
"Tại Anh, Mỹ, theo ước tính, cứ 5 gia đình thì có một gia đình có trẻ đồng tính. Tại Việt Nam hiện chưa có con số thống kê nào, nhưng cứ cho là tỷ lệ này thấp hơn, thì༺ trong số 22 triệu hộ gia đình hiện nay, ít nhất cũng có tới 500 nghìn đến 1 triệu hộ có trẻ đồng tính, và đó là con số đáng kể, không thể không lưu tâm", ông Bình chia sẻ.
Bà Lê Thanh Mai, ꦕViện khoa học giáo dục Việt Nam cũng thừa nhận, từ trước tới nay, vấn đề về đa dạng tình dục chưa được đưa vào chương trình giáo dục cho học sinh, sinh viên. Học sinh hiện nay còn thiếu hụt về kỹ năng sống nói chung và kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản, tình dục, người đồng tính... nói riêng. Bà cho rằng, sau 2015 các nội dung này có thể được xây 🀅dựng và đưa vào chương trình giáo dục chính thức.
Tuy nhiên, theo bà, hiện nay, các trường, giáo viên hoàn toàn có thể đưa những nội dung này vào các bài học mang tính lồng ghép cho học sinh. Chẳng hạn, dạy về phạm🐷 trù đạo đức đề cập tới nội dung tôn trọng người khác, tôn trọng sự khác biệt, thì giáo viên có thể lồng các nội dung về người đồng giới, chuyển giới vào và đưa ra các tình huống để học sinh suy ngẫm, thảo luận.
Vương Linh
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi