Thông tin được Tổng cục Thống kê công bố💙 trong tháng 7. Những năm qua, độ tuổi kết hôn của giới trẻ TP HCM luôn cao nhất cả nước, vượt xa nhiều tỉnh thành khác, nay lần đầu vượt mốc 30. Con số này có xu hướng tăng liên tục từ 2019, bình q🎉uân mỗi năm tăng 0,7 tuổi. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của cả nước cũng tăng dần thời gian qua, hiện ở mức 27,2.
Thạc sĩ Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Dân số Kế hoạch hóa gia đình TP HCM, cho biết các nghiên cứu ghi ꩲnhận ngày càng nhiều người lự🤪a chọn cuộc sống độc thân, không kết hôn, sinh con do gặp khó khăn về tài chính, muốn theo đuổi sự nghiệp, khao khát tự do. Ngoài ra, người trẻ không mặn mà kết hôn còn do ảnh hưởng từ các câu chuyện gia đình đổ vỡ, chưa tìm kiếm được mẫu hình lý tưởng... Còn tại TP HCM, cần nhiều nghiên cứu để có thể đưa ra những kết luận chính xác về nguyên nhân người trẻ kết hôn muộn.
"Ở mặt tích cực, việc kết hôn muộn chứng tỏ giới trẻ phần nào ꧋có sự chuẩn bị về tài chính, sự nghiệp, cân nhắc về trách nhiệm nghĩa vụ khi kết hôn", ông Trung nói. Những điều này giúp thế hệ c🌠on cái được đầu tư nuôi dạy, giáo dục tốt hơn.
Mặt khác, ảnh hưởng của việc kết hôn muộn hiện nay chính là mức sinh thấp và tốc độ già hóa dân số nhanh chóng của TP HCM. Số con trung bình của một phụ nữ thành phố trong độ tuổi sinh đẻ là 1,32, trong khi năm ngoái là 1,42, giảm ở mức cảnh báo, th♏ấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế Việt Nam đang duy trì là 2-2,1 con trên mỗi phụ nữ.
TP HCM cũng đang bước nhanh vào giai đoạn già hóa dân số, với hơn 1,1 triệu người trên 60 tuổi🌃, chiếm tỷ lệ 12,5%. Năm ngoái, số này là 11%, chưa tới 10% ở những năm trước, chứng tỏ tốc độ𓂃 đang diễn ra khá nhanh. Già hóa dân số tạo áp lực ngày càng tăng lên hệ thống an sinh xã hội dành cho người cao tuổi như lương hưu, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí...
Tổng thể, mức sinh thấp và già hóa dân số tác động trực tiếp đến "số lượng dân số", làm suy giảm nguồn nhân lực,𒁏 đặc biệt là lao động trẻ, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Trước thực trạng trên, ngành dân số TP HCM đã bắt đầu từ hoạt động cơ bản nhất là truyền ♋thông, tổ chức các hội thảo, tọa đàm với sự tham gia của nhiều chuyên gia, truyền tải các thông điệp về mức sinh thấp và những hệ lụy để mọi người hiểu hơn, tìm kiếm các giải pháp.
Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình từng có nhữ꧟ng đề xuất tham mưu với Sở Y tế trong Dự thảo về chính sách Dân số tại TP HCM đến năm 2030 để trình HĐND, với các giải pháp tập trung vào việc hỗ trợ về mua nhà ở xã hội đối với các cặp vợ chồng sinh đủ hai con, hỗ trợ viện phí (kinh phí đồng chi trả, ngoài chi phí bảo hiểm y tế thanh toán) cho các cặp vợ chồng ở lần sinh con thứ hai, hỗ trợ chi phí khám sức khỏe trước khi kết hôn...
Bên cạnh đó, cần sự phối hợp của nhiều ban ngành♉, hoàn thiện hệ thống chăm só🌊c y tế - giáo dục, miễn giảm học phí, thay đổi hình thức, thời gian trông trẻ mầm non - mẫu giáo, miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, điều chỉnh chế độ nghỉ thai sản...
Lê Phương