Tháng 7 năm 2018, dì ruột tôi lâm trọng bệnh, phải nhập viện ở TP HCM. Buổi chiều, tan giờ làm tôi lật đật chạy sang ngay để thăm dì. Vừa đến cửa phòng bệnh, chị họ tôi, lúc đó đã 50 tuổi vội vàng kéo tay tôi ra sân bệnh viện: "Mẹ chị bị ung thư giai đoạn cuối, bác sĩ bảo không cứu được, chỉ còn được và▨i tháng, người nhà chuẩn bị hậu sự". Nói rồi chị oà khóc nức nở như trẻ thơ. Tôi cũng oà khóc theo chị.
Tháng 1 năm 2019, chị họ con chú con bác với tôi đột ngột qua đời ở độ tuổi 45, để lại đứa con trai đang học năm nhất đại học. Ngày đưa tang, mưa trắng trời. Thằng bé đầu chít khăn tang, hai tay cầm di ảnh, suốt ﷽quãng đường đưa chị từ nhà ra chỗ nằm, tôi thấy nó cứ ngơ ngơ ngác ngác như người mất hồn.
Sau lễ hạ huyệt, đến khi từng bó huệ trắng xen lẫn đất cát dần phủ lên q🙈uan tài, thằng bé ngã gục tại chỗ. Dường như trong người có bao nhiêu nước mắt thì đã chảy hết những ngày qua.
Rồi tôi nhớ lại ngày lễ tang dì, người chị họ đã 50 tuổi, dù đã biết trước ꧃sự ra đi của mẹ nhưng vẫn oà khóc nức nở, miệng liên tục gọi "Mẹ ơi, mẹ ơi" như đứa trẻ vừa bị g🧔iật đi cái kẹo hoặc vừa làm rơi miếng bánh ngon.
Những ngày sau đó tôi luôn bị ám ảnh với câu hỏi: "Tuổi nào mất mẹ thì bớt đau đớn?". Trước giờ tôi luôn nghĩ, khi người ta đủ già và khôn lớn, hiểu rõ chuyện đời từ những cuộc vật lộn mưu sinh, có thêm một gia đình nhỏ là vợ chồng, con cái làm điểm tựa, thì có thể xoa dịu đi nỗi đau mất đi 🎶đấng sinh thành. Nhưng tôi đã lầm. Dù cho ta có ở độ tuổi nào thì cũng vẫn là "con của mẹ", dù sang hay giàu thì nỗi đau mất đi mẹ cha đều khó đong đếm như nhau. Nỗi đau đớn vì sự mất mát này bao trùm tất cả mọi người, bất kể tuổi tác, địa vị.
Trong đợt dịch Covid-19 thứ tư vừa qua, hơn 23.000 người đã mất. Mỗi lần đọc tin tức về những người đã khuất, tôi đều khóc chung với những người lạ. Đó là hàng chục nghìn người rơi vàoꦦ cảnh mồ 🍸côi trong cơn đại dịch.
Tôi đọc những chia sẻ tưởng niệm ngưꩲời thân đã mất. Tất cả đều đau buồn nhắc nhớ về những ng💝ày tháng sống bên cạnh người thân. Nhưng cũng mang tâm trạng tiếc nuối về những lời nói, tưởng chừng như rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nói được là: "Con yêu cha", "Con yêu mẹ", lúc họ còn sinh thời.
Tôi không có can đảm đọc hết những bài viết về những đứa trẻ 9, 10 thậm chí 4, 5 và sơ sinh mất đi mẹ, cha. Có lẽ, độ tuổi bây giờ, các em chưa ý thức được nỗi đau này, nhưng vài năm sau, đến khi đã trở nên biết chu𒀰yện hơn, các em sẽ đối diện với nỗi đau này như thế nào? Rồi đây, trên bước đường đời, các em sẽ bươn chải thế nào để trưởng thành? Tôi hoàn toàn không dám nghĩ đến.
Nguyễn Dũng
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.