Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Aging ngày 14/10, thu thập dữ liệu từ Mỹ cũng như 8 quốc gia và vùng lãnh thổ sống lâu nhất thế giới, gồm Australia, Pháp, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hong Kong. Các chuyên gia theo dõi xu hướng tử vong và tuổi thọ của người dân từ năm 1990 đến 2019, trước khi đại dịch Covid-꧅19 bắt đầu.
Họ cho biết tuổi thọ trung bình của người Mỹ đã tăng khoảnℱg ba năm mỗi thập kỷ trong thế kỷ trước, từ 47 tuổi vào năm 1900 đến 77 tuổi vào năm 2000. Điều này phần lớn nhờ những đột phá y học và các biện pháp y tế công cộng, gồm rửa tay, vệ sinh đúng cách, cân bằng dinh dưỡng và tập thể dục.
Khi người dân tại ༒các nước phát triển sống ngày càng lâu, tuổi thọ trung bình toàn thế giới gần đạt đến mức ổn định. Không có dấu hiệu nào cho thấy dân số toàn cầu sẽ sống đến 100 tuổi, dù 🐷y học có tiến bộ đến đâu. Các chuyên gia cho biết có những giới hạn nhất định về tuổi thọ, dựa trên sinh học.
"Nếu ai đó bày cho bạn cách sống đ▨ến 100 tuổi, đừng tin, bởi điều này là không có cơ sở khoa học", tiến sĩ S. Jay Olshansky, chuyên gia thống kê sinh học tại Đại học Illinois, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Ông khẳng địꦜnh, chỉ 15% phụ nữ và 5𓄧% nam giới có thể sống đến 100 tuổi trong thế kỷ 21. Đây là ước tính khả quan dựa trên nghiên cứu nhân khẩu học kéo dài 30 năm (từ 1990 đến 2019) trên một số quốc gia giàu có và sống thọ nhất thế giới.
Tuy nhiên, ông cho rằng kết quả nghiên c♍ứu không tiêu cực. Đây chỉ đơn thuần là một kiểm chứng dựa trên dữ liệu th🦩ực tế.
"Hiện nay, có rất nhiều người sống đến 85 hoặc 90 tuổi. Nhưng mốc 100 tuổi thường khó đạt đến",♋ ông nói.
Nghiên cứu nà🌳y cũng có ý nghĩa đối với khoa🦋 học lão hóa. Khi tuổi thọ con người đạt đến giới hạn, các nhà khoa học sẽ có thêm động lực phát triển các chiến thuật mới, sáng tạo hơn để nâng cao độ tuổi của nhân loại trong những thập kỷ tới.
Theo tiến sĩ Olshansky, dù con người có thể sống thọ hơn, việc bảo vệ sức khỏe cá nhân vẫn quan trọng. Ông khuyến nghị mọi người tránh những thứ rút ngắn tuổi thọ, ăn chế độ lành mạnh gồm nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt, tập thể dục đầy đủ. Nhiều nghiên cứu khoa 𒉰học cho thấy việc tập tạ có thể giúp duy trì khả năꦏng vận động, tăng cường sức khỏe xương khớp và giảm đau.
Bên cạnh củng cố sức khỏe tim phổi, các bài tập cardio như chạy, đi bộ, bơi lội và đạp xe có nhiều lợi ích ♎khác như giảm tình trạng suy giảm nhận thức và giảm nguy cơ tử vong sớm.
Thục Linh (Theo Business Insider)