Tướng Hakobyan hôm 19/11 tổ chức họp báo tại thủ đô Yerevan sau khi từ chức tổng tham mưu trưởng quân độꦫi Armenia, tiết lộ nhiều "sai lầm chết người" khiến quân đội Armenia hứng chịu thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến với Azerbaijan, cũng như đưa ra nhiều chỉ trích nhằm vào giới lãnh đạo nước này.
Sai lầm đầu tiên của Armenia được Hakobyan chỉ ra là trong mua sắm các khí tài mà không khai thác hết sức 🍰mạnh của chúng, hoặc không phù hợp với thực tế chiến trường, trong đó có hợp đồng mua tiêm kích Su-30SM của Nga.
Armenia bắt đầu thảo luận khả năng mua tiêm kích đa năng hạng nặn🎃g Su-30SM từ tháng 1/2016, thay cho kế hoạcꦛh mua vài sư đoàn tên lửa phòng không Tor.
Năm 2019, Armenia ký hợp đồng đặt mua 4 chiếc Su-30SM của Nga, với ngân sách được rút từ kế hoạch mua tên lửa Tor. Số tiêm kích này dự kiến được bàn giao trong năm 2020, nhưng hợp đồng được tiến hành nhanh hơn kế hoạch và Yerevan nhận đủ 4 p🍌hi cơ vào cuối tháng 12/2019. Bộ tꦅrưởng Quốc phòng Armenia David Tonoyan hồi tháng 8 cho biết Yerevan đang đàm phán với Moskva để mua thêm một phi đội Su-30SM.
"Tôi từng nhiều lần kêu gọi lãnh đạo c📖hính trị và quân꧅ sự không mua chiến đấu cơ Su-30SM nhưng bị họ phớt lờ", tướng Hakobyan cho hay.
Su-30SM là tiêm kích đa năng thế hệ 4++ do tập đ✤oàn Sukhoi của Nga thiết kế. Đây là phiên bản hiện đại nhất 𒈔của dòng Su-30, có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công tầm xa, diệt mục tiêu mặt đất và mặt biển cũng như tiến hành hoạt động tác chiến điện tử và cảnh báo sớm.
Sự xuất hiện của Su-30SM được kỳ vọng giúp Armenia chiếm ưu thế đáng kể khi xảy ra xung đột, do quân đội Azerbaijan chỉ biên chế tiêm kích MiG-21 và MiG-29 đời cũ với tính năng thua kém. Tuy nhiên, những chꦛiếc Su-30SM hoàn toàn vắng bóng trong xung đột 6 tuần tại Nagorno-Karabakh, cho phép máy bay không người lái (UAV) và cường kích Su-25 Azerbaijan hoạt động tự do dưới sự yểm trợ từ chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ ♏Kỳ.
Tướng Hakobyan khẳng định quyết định mua tiêm kích Su-30SM th✃ay cho tên lửa Tor là bước đi sai lầm và đã trực tiếp thảo luận với Thủ tướng Armenia, nhưng nhận câu trả lời rằng hợp đồng đã được ký. Ông chỉ trích những người đã đàm phán điều khoản thỏa thuận, cho biết phi đội Su-30SM Armenia không thể chiến đấu vì hợp đồng không có điều kiện bán kèm vũ khí.
Tướng Hakobyan cho hay Armenia từng dự định mua lượng lớn hệ thống tên lửa tầm ngắn Tor-M2KM, nhưng kế hoạch này bị đình chỉ khi mới nhận bàn giao một vài tổ 🦩hợp, bởi số ngân sách còn lại đã được chuyển cho hợp đồng Su-30SM.
Tên lửa phòng không Tor-M2 do Nga phát triển được coi là khắc tinh của UAV cỡ nhỏ, từng thể hiện năng lực chiến đấu vượt trội hơn ๊cả🌄 hệ thống pháo - tên lửa Pantsir-S1 khi tham chiến tại Syria. Mỗi xe bệ phóng là một hệ thống chiến đấu độc lập bao gồm tên lửa, radar nhìn vòng để phát hiện mục tiêu, hệ thống cảm biến hồng ngoại, quang - điện tử và radar điều khiển hỏa lực.
Xe chiến đấu Tor-M2KM thường được t🅘rang bị 8 quả đạn 9M331, cho phép tấn công tối đa 4 mục tiêu cùng lúc từ khoảng cách 16 km và độ cao 10 km. Hình ảnh trên truyền thông Armenia nă🎀m 2019 cho thấy Thủ tướng Nikol Pashinyan đứng cạnh hai xe chiến đấu Tor-M2KM. Quân đội Azerbaijan hồi cuối tháng 10 công bố video quay cảnh một hệ thống Tor-M2KM Armenia bị UAV phá hủy khi đang đưa vào nơi ngụy trang.
Hakobyan còn cho biết ông từng nhiều lần "bị ép phải mua các tổ hợp phòng không Osa". "Khi tôi là Tổng tham mưu trưởng, ai đó đã liên tục tiết lộ lịch trình công du nước ngoài của tôi. Những tay buôn vũ khí nhiều lầ꧃n tiếp cận▨ và tìm cách thuyết phục tôi mua các hệ thống Osa mà quân đội Armenia không có nhu cầu sử dụng", ông nói thêm, dường như đề cập tới vụ bê bối khi nước này mua hàng chục xe chiến đấu Osa-AK từ Jordan.
Hàng loạt xe chiến đấu Osa của Armenia đã bị UAV Azerbaijan tập kích và phá hủy ng♏ay từ đầu cuộc xung đột. Phần lớn các tổ hợp đều trong trạng thái hoạt động với radar cảnh giới quay liên tục, nhưng dường như không phát hiện được UAV Azerbaijan. Quân đội Armenia chỉ một lần công bố video kíp chiến đấu Osa bắn hạ🦹 được UAV cỡ nhỏ của đối phương.
Tướng Hakobyan cho biết trong cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan, Moskva đã thực hiện🔥 đầy đủ nghĩa vụ với Yerevan, trong đó có "cung cấp những vũ khí mà chúng tôi không dám mơ đến", đồn🐻g thời chỉ trích Thủ tướng Pashinyan quá chậm trễ trong việc kêu gọi sự hỗ trợ từ Nga.
Cựu tổng tham mưu trưởng Armenia𝔉 khẳng định hệ thống tác chiến điện tử Pole-21 Nga giúp quân đội nước này làm gián đoạn hoạt động của phi đội UAV Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho Azerbaijan trong suốt 4 ngày, đồng thời thừa nhận Yerevan đã phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E vào lãnh thổ Azerbaijan.
Bộ Quốc phòng Armenia chưa bình luận về những thông tin do tướn🅷g Hakobyan công bố.
Xung đột giữa Armenia và Azerbaijan bùng phát hôm 27/9 tại khu vực Nagorno-Karabakh và kéo dài nhiều tuần khiến hàng nghìn người chết và buộc nhiều người phải di tản. Các bên tham chiến đồng ý chấm dứt xung đột hôm 10/11 trong thỏa t𒈔huận do Nga làm trung gian. Thủ tướng Armenia đã gọi đây là "thỏa thuận cay đắng" khi nước này phải trả lại nhiều khu vực kiểm soát cho Azerbaijan.
Theo thỏ🍒a thuận ngừng bắn, Armenia trả lại 15-20% lãnh thổ Nagorno-Karabakh, nơi Azerbaijan giành lại được sau nhiều tuần giao tranh, trong đó gồm thành phố Shusha. Quân đội Nga sẽ duy trì 1.960 binh sĩ, 90 xe thiết giáp và 3🌠80 xe cơ giới dọc tuyến biên giới Armenia - Azerbaijan tại vùng xung đột, cũng như hành lang giao thông nối Nagorno-Karabakh với lãnh thổ Armenia.
Vũ Anh (Theo Sputnik)