Đầu tháng 2, chị phẫu thuật nâng ngực tại một cơ sở thẩm mỹ, sau đó cảm giác khó chịu, sưng đau vùng ngực trái. Người thực hiện thủ t🍷huật cho chị trấn an rằng tình trạng sưng đau không đáng lo ngại, chỉ vài ♓ngày sẽ hết.
Tuy nhiên, các cơn đau vùng ngực và nách trái càng ngày tăng, đang cao điểm dịch Covid-19 nên bệnh nhân n♌gại đến bệnh viện khám. Giữa tháng 10, không thể chịu đựng đau đớn, lại sợ bị ung thư vú, bệnh nhân đến Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cấp cứu.
Bá♔c sĩ chuyên khoa II Vũ Hữu Thịnh, Phó trưởng khoa Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, ngày 21/10 biết bệnh nhân bị vỡ hoàn toàn túi ngực nhân tạo bên trái, nách trái có hạch lớn, bầu ngực bị biến dạng. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật lấy túi độn ngực hai bên, xét nghiệm giải phẫu hạch và bao xơ xung quanh túi ngực để tầm soát ung thư vú.
Theo bác sĩ, túi ngực bệnh nhân đặt trước đó không phải vꦉật liệu được Bộ Y tế cấp phép trong phẫu thuật nâng ngực. Sau khi loại bỏ túi ngực, phẫu thuật v♛iên làm sạch, lấy hạch và bao xơ quanh túi ngực làm sinh thiết lạnh (giải phẫu bệnh tức thời). Kết quả cho thấy sức khỏe của bệnh nhân bình thường, các bác sĩ đặt túi ngực mới theo nguyện vọng bệnh nhân.
Phẫu thuật thẩm mỹ hỏng là biến chứng thường gặp ở người thực hiện thủ thuật tại các cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo chất lượng. Nguyên nhân xuất phátꦛ từ quan niệm sai lầm rằng nâng ngực là thủ thuật khá đơn giản, không gặp nhiều rủi ro. Vì vậy, họ làm đẹp ở những cơ sở dịch vụ giá rẻ, người thực hiện thủ thuật không có chuyên 🦄môn.
Bác sĩ Th🍃ịnh khuyến cáo phẫu thuật nâng ngực tiềm ẩn nhiều rủi ro như sốc thuốc, chảy máu, nhiễm trùng, sẹo lồi, thậm chí ൩ảnh hưởng đến tính mạng...
"Nên chọn cơ sở y tế có giấy phép để thực hiện phẫu thuật nâng ngực. Vật liệu độn, bơm tiêm trực tiếp vào cơ thể phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ", bác s🦩ĩ Thịnh nói.
Thư Anh