Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, 🅘93 tuổi, được coi là anh hùng đấu tranh cho độc lập dân tộc. Ông Mugabe đã nắm quyền từ n𒉰ăm 1980, kể từ khi Zimbabwe độc lập♒ khỏi thực dân Anh. Ông là thủ tướng thứ nhất của Zimbabwe, giữ chức năm 1980 - 1987 và là tổng thống Zimbabwe từ năm 1987.
Người dân Zimbabwe sửng sốt khi nhà lãnh đạo bị quân đội quản thúc tại gia ngày 15/11, binh lính chiếm giữ các vị trí chiến l🌊ược trên khắp thủ đô Harare và kiểm soát truyền hình nhà nước.
Tuần trước, ông Mugabe đột ngột sa thải Phó tổng thống Emmerson Mnangagwa, một trụ cột về quố🔥c phòng và an ninh của nước này.
Mnangagwa, 75 tuổi, từng là một trong những cấp dưới trung thành nhất của Mugabe, đã làm việc cùng ông trong nhiều thập kỷ. Nhưng Mnangagwa đã trốn sang Nam Phi sau khi bị sa thải. Ông viết một bản chỉ trích dài 5 trang về sự lãnh đạo của ông Mugabe và tham vọng chính trị của Đệ nhất phu nhân Grace Mugabe, 52 tuổi.
Mnangagwa và bà Grace từ lâu đã đấu đá lẫn nhau. Cả hai đều được 💛coi là những ứng viên hàng đầu để kế nhiệm ông Mugabe. Ông Mnangagwa có sự ủng hộ ♋ngầm của lực lượng vũ trang, những người coi bà Grace chỉ là một "tay mơ". Động thái sa thải Mnangagwa được cho là nhằm dọn đường để💞 bà Grꦇace ngồi lên chiếc ghế quyền lực.
Sau khi ông Mnangagwa bị sa thải, Tư lệnh quân đội Constantino Cꦆhiwenga tổ chức một cuộc họp báo chưa từng có tiền lệ vào ngày 13/11, cảnh báo ông sẽ can thiệp nếu Tổng thống tiếp tục thanh trừng nội bộ đảng ZANU-PF cầm quyền.
Kudzai Chipanga, lãnh đạo đoàn thanh niên của ZANU-PF, người trung thành với bà Grace Mugabe, xuất hi🎃ện trên truyền hình quốc gia vào tối 15/11 sau khi truyền thông đưa tin rằng anh này đã bị quân đội bắt.
Chipanga xin lỗi vì đã chỉ trích ông Chiwenga khi viên tướn𝓰g này cảnh báo sẽ can thiệp. "Tôi mong tướng Chiwenga chấp nhận lời xin lỗi của tôi, thay mặt cho đoàn thanh niên và bản thân tôi. Chúng tôi vẫn còn trẻ, chúng tôi vẫn đang trưởng thành và học hỏi từ sai lầm", Chipanga nói trên truyền hình. Đây là dấu hiệu cho thấy quân đội đang nhắm mục tiêu vào những người ủng hộ Đệ nhất phu nhân.
Mặc dù ông Mugabe൲ và bà Grace chưa đưa ra tuyên bố kể từ khi quân đội can thiệp, nhiều người Zimbabwe hy vọng khủng hoảng sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một tương lai thịnh vượng hơn.
"Tình hình kinh tế của chúng tôi xấu đi mỗi ngày - không có việc làm",🎉 Tafadzwa Masango, một người đàn ông thất nghiệp 35 tuổi nói.
"Chúng tôi hy vọng về một Zimbabwe tốt hơn sau t♎hời của Mugabe. Chúng tôi cảm thấy rất vui. Đã đến lúc ông ấy rời ghế rồi".
Các cư dân của Ha🔯rare phần lớn không bận tâm đến sự hiện diện của quân đội trên đường phố và vẫn tiếp tục sinh hoạt như bình thường. Phóng viên quốc tế tại Zimbabwe cho biết không có bất ổn hay bạo loạn, nhiều người dường như chấp nhận việc Tổng thống🐲 Mugabe bị quản thúc.
Cộng 🤪đồng quốc tế đang theo dõi chặt chẽ giai đoạn tiếp theo của cuộc k🦩hủng hoảng. Ngày 15/11, Liên minh Châu Phi đưa ra tuyên bố nói rằng tình hình "có vẻ giống như một cuộc đảo chính", kêu gọi quân đội Zimbabwe rút lui và tôn trọng hiến pháp.
Anh, từng là bên cai trị Zimbab꧒we vào thời thuộc địa, kêu gọi bình tĩnh và phản đối vi📖ệc trao quyền cho một nhà lãnh đạo không được dân bầu.
Theo BBC, những người đang nắm quyền ở Zimbabwe - binh lính và thường dân - đang cố gắng thuyết phục thế giới rằng đây không phải là m💯ột cuộc đảo chính quân sự. Để làm được việc đó, họ ไcần thuyết phục được ông Mugabe đưa ra tuyên bố để hợp thức hóa binh biến trong những ngày qua. Câu hỏi lớn hiện giờ là ông Mugabe có đồng ý hay không và nếu làm vậy thì ông được gì?
Các nhà phân tích cũng cho rằng ông Mugabe và quân đội đang thương thảo về việc chuyển giao quyền lực. "Tôi nghĩ ông Mugabe vẫn có thể ở lại trong nước. Tôi cho rằng họ vẫn muốn giữ ông ấy như một biểu tượng giải phóng đất nước và tôn trọng ông ấy", Derek 🍨Matyszak, một nhà phân tích thuộc Viện Ngh𒊎iên cứu An ninh tại Pretoria, đánh giá.
"Đ♋iều khó khăn cho gia đình Mugabe là việc đảm 🤡bảo an toàn cho bà Grace nếu ông Robert phải rời ghế".
Cộn🎃g hòa Zimbabwe là quốc gia không giáඣp biển ở miền nam châu Phi. GDP bình quân đầu người năm 2016 của Zimbabwe là 978 USD. Nước này từng trải qua giai đoạn siêu lạm phát năm 2007 - 2009, với biểu hiện rõ nhất là việc Ngân hàng Trung ương liên tục phát hành tiền mệnh giá rất cao như 20 triệu hay 100 tỷ đô la Zimbabwe. Nguyên nhân là chính sách cải tổ đất đai của chính phủ, trong đó những thương gia người da trắng - nguồn lực chính kinh tế của đất nước - bị xua đuổi, kéo theo đó là nguồn tài trợ của Mỹ và phương Tây. Siêu lạm phát chấm dứt khi nước này thiết lập hệ thống giao thương đa tiền tệ trong đó đồng đô la Mỹ được sử dụng phổ biến nhất. |
Phương Vũ