Oleksiy Danilov, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine, ngày 15/12 thông báo Nga chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ𝔍 rút bớt lực lượng trong số 92.000 quân đang hiện diện sát biên giới Ukraine.
Sự xuất hiện của lượng lớn binh sĩ cùng xe tăng, tên lửa Nga ở biên giới phía tây trong vài tháng qua đã khiến giới quan sát tò mò về tính toán cũng như kế hoạch hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong khi đó, Ukraine, Mỹ cùng các đồng minh NATO cáo buộc Nga đang chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự tấn♛ công vào lãnh thổ nước 🌼láng giềng, điều mà Moskva kịch liệt bác bỏ.
"Tꦰổng thống Putin đến nay mới chỉ tạo ra các tình huống, không phải kết quả", Richard N. Haass, chuyên gia Viện Chính sách Chiến lược Australia, nói.
Haass cho rằng những gì đang diễn ra ở biên giới Ukraine gợi nhớ ký ức về căng thẳng Iraq - Kuwait năm 1990. Vào tháng 7 năm đó, tổng thống Iraq Saddam Hussein bố trí lực lượng quân sự khá lớn dọc biên giới với Kuwait mà không ai lúc đó biết꧒ ý định thực sự của Baghdad là gì.
Các lãnh đạo Arab khi đó trấn an tổng thống Mỹ George H.W. Bush không nên phản ứng thái quá, thuyết phục rằng đây chỉ là tính toán của Iraq nhằ🅠m buộc Kuwait tăng giá dầu, qua đó giúp Baghdaꦆd phục hồi và xây dựng lại sức mạnh quân sự sau cuộc chiến tranh kéo dài với Iran.
Nhưng tới đ𝓰ầu tháng 8, Iraq bất ngờ🌺 tấn công Kuwait, buộc Mỹ phải phản ứng bằng cách thành lập một liên minh quốc tế lớn để đẩy lùi lực lượng của tổng thống Hussein.
Tuy nhiên, Haass và nhiều nhà phân tích quốc tế 💟khác cho rằng kịch bản tương tự sẽ không lặp lại ở biên giới Nga - Ukraine🌞.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang phản ứng với động thái của Nga bằng cả biện pháp mềm dẻo lẫn cứng rắn. Để răn đe bất cứ hành động quân sự nào nhắm vào Ukraine, Mỹ đã chỉ ra những tổn thất mà Nga có thể hứng chịu sẽ lớn hơn lợi ích. Washington cũng tìm cách thuyết phục Moskva rằng🧔 một số lo ngại của họ sẽ được giải quyết, ít nhất là một phần, nếu chấp nhận rút lực lượng khỏi biêꦗn giới.
Một số người chỉ trích phản ứng của Mỹ với Nga quá yếu ớt, nhưng Haass cho r𝓡ằng Biden đã đúng khi không đề cập tới biện pháp can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ vào Ukraine, bởi một động thái như vậy chỉ làm tăng thêm hoài༒ nghi về mức độ đáng tin cậy của Washington.
Đồng thời, Biden cũng có cơ sở để gây sức ép với Nga. Mỹ và Anh, cùng với Nga n♋ăm 1994 ký thỏa thuận về đảm bảo an ninh để thuyết phục Ukraine tham gia Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí hạt nhân. Theo thỏa thuận này, các bên đảm bảo tôn trọng chủ quyền và biên giới của Ukraine, để đổi lại Kiev từ bỏ kho vũ khí hạt nhân được thừa kế từ Liên Xô.
Đây không phải cam kết an nin🥃h giống như của NATO, nó không đảm bảo rằng các nước phương Tây sẽ can thiệp quân sự nếu Nga tấn công Ukraine. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa Nga có thể thoải mái hành động với Ukraine, theo Haass. Bất kỳ trật tự nào trên thế giới đều dựa trên nguyên tắc không cho phép một quốc gia 𓆏xâm lược quốc gia khác và thay đổi biên giới bằng vũ lực.
"Bởi vậy, nếu có hành động quân sự với Ukraine, Nga đối mặt nguy cơ bị áp các lệnh trừng phạt có thể ꦬgây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế vốn phụ thuộc vào năng lượng của nước này", Haass cho hay. "Đó cũng là lý do Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine".
Theo chuyên gia này, Biden đã có lựa chọn hợp lý khi nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng bằng con đường ngoại giao. Mỹ đã đề xuất một số ý tưởng, như tăng cường tham gia vào tiến trì𒉰nh hòa bình Minsk, đề nghị Ukraine và Nga cùng rút lực lượng khỏi biên giới, cũng như sẵn sàng thảo luận với Nga về cấu trúc an ninh châu Âu.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng quyết định những gì xảy ra tiếp theo trong căng thẳng Nga - Ukraine là lựa chọn của Putin,ꦡ người luôn phản đối NATO mở rộng về phía đông và bố trí các vũ khí chiến lược trên lãnh thổ Ukraine, ngay trước cửa ngõ Nga.
🧸Nhiều người kỳ vọng chính sách vừa răn đe vừa thuyết phục của chính quyền Biden có thể giúp thuyết phục Putin hạ nhiệt tình hình. Tuy nhiên, nếu răn đe thất bại, Mỹ sẽ đối mặt với bài toán vô cùng khó khăn.
Nếu thực hiện các lệnh trừng phạt từng cam kết, trong đó có đình chỉ đư𓆉ờng ống dẫn khí Nord Stream 2 từ Nga sang Đứ🐻c, Mỹ có thể gây tổn hại lớn với lợi ích kinh tế của Nga, nhưng đồng thời cũng đe dọa an ninh năng lượng của các đồng minh ở châu Âu.
Nếu lựa chọn giải pháp quân sự, như cuộc chiến ở Iraq,♕ chính quyền Biden có thể đối mặt với một cuộc chiến tàn khốc, tốn kém và dài hơi nữa. Điều này có nguy cơ châm ngòi làn sóng phản đối quyết liệt trong dư luận Mỹ, khi nước này chuẩn bị bước vào kỳ bầu cử quốc hội giữa kỳ quan trọng.
Trong khi đó, Nga cũng sẽ phải đối mặt với thách thức vô cùng lớn nếu tiến hành động thái quân sự với Ukraine. Mọi nỗ lực kiểm soát lãnh thổ sẽ trở nên cực kỳ khó khăn khi vấp phải lực lượng kháng cự của 𒀰Ukraine, điều mà Mỹ từng nếm trải khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Iraq hay Afghanistan.
"Putin sẽ khôn ngoan khi c🍸ân nhắc các bài học quá khứ trước khi quyết định những bước đi tiếp theo",⛄ Haass nhận định.
Andrei Kortunov, người đứng đầu Hội đồng Nga về các vấnꦏ đề quốc tế (RIAC), một tổ chức tư vấn có liên quan tới Điện Kremlin, nhận định khó có khả năng N♎ga tấn công Ukraine, dù căng thẳng đang leo thang.
"Thành thật mà nói, tôi không thấy cơ bất kỳ căn cứ nào để c🔯ho rằng sẽ có một cuộc tấn công", Kortunov nói. "Tôi không biết nó sẽ mang lại kết quả gì. Tổn thất sẽ rất lớn và lợi ích rất hạn chế".
Nga cũng phủ nhận cáo buộc lên kế hoạch tấn công Ukraine, đồng thời cho rằng Kiev đang tập trung lực lượng chuẩn bị tấn công ⭕phe ly khai ở miền đông, điều mà chính quyền Ukraine bác bỏ.
Điện Kremlin thậm chí lo ngại rằng Ukraine có thể có những hành động phiêu lưu hủy hoại thành quả "tan băng quan hệ"ജ vốn rất khiêm tốn sau hội nghị thượng ওđỉnh giữa Biden và Putin ở Geneva hồi tháng 6, theo các nhà phân tích.
"Nỗi lo của Moskva là phe diều hâu Ukraine có thể lựa chọn các hành động khiêu khích khác để cố gắng kéo Nga vào một cuộc đối đầu toàn diện", Tatiana Stanovaya, người sáng lập công ty phân tích chính trị R.Politi🏅k ở Nga, nói.
Giới chuyên gia nhấn mạnh rằngไ gần 100.000 lính Nga được cho là đóng ở biên giới sẽ không đủ ಞđể đánh bại lực lượng vũ trang ở Ukraine, ước tính khoảng 255.000 người.
"Chúng ta không nên đánh giá quá cao quy mô những gì đang diễn ra ở biên giới", Kortunov nói. "Nga không có đủ lực lượng ở đó để thực hiện một chiến dịch ngꦉhiêm túc. Điều này không có gì ngoài mục đích răn đe".
Katharine Quinn-Judge, chuyên gia phân tích tại International Crisis Group, cũng cho rằng mục tiêu thực sự của Putin là buộc Biden chấp nhận đối thoại và răn đe NATO mở rộng sang phía đông, thay vì tiến hành một chiến dị꧅ch quân sự.
"Sẽ không có một đợt tấn công lớn nào cả", Quinn-Judge nói. "Tuy nhiên, biên giới Nga - Ukraineꦬ có thể lâm vào tình thế bế tắc lâu dài, với những đợt căng thẳng như hiện nay thỉnh thoảng bùng lên, nhưng mọi thứ rồi sẽ trở lại như cũ".
Thanh Tâm (Theo Strategist/ForeignAffairs)