"Tôi biết chúng ta đang đánh giá lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương. Họ được bố trí và chuẩn bị rất kỹ lưỡng, giống như một mũi tên từ California đến Nhật Bản và nhắm vào bán đảo Triều Tiênඣ để bảo đảm sẵn sàng ứng phó ngay khi xuất hiện vấn đề tại khu vực này. Tuy nhiên, đó không phải cấu trúc tốt trong 10-20 năm nữa, chúng ta cần đánh giá lại", tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ David Berger nói trong hội thảo trực tuyến của lực lượng này hôm 25/9.
Tướng Berge⛄r cho rằng thủy quân lục chiến Mỹ đã triển khai tại Nhật Bản và Hàn Quốc kể từ khi nổ ra Chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950, nhưng mối đe dọa từ Trung Quốc buộc ꦫlực lượng này phải tái cấu trúc nhân lực và khí tài để duy trì khả năng răn đe.
"Chúng ta phải phân tán rộng hơn, đồng thời tính đến Guam. Chúng ta phải có lực lượng phân bổ đều trên Thái Bình Dương, cho phép phối hợ🐟p với đồng minh và đối tác nhằm răn đe những quốc gia đang tìm cách thay đổi hiện trạng toàn cầu được thành lập từ hàng chục năm nay như Trung Quốc", ông nói thêm.
Đề xuất này từng được tướng Berger đề cập trong tài liệu Hướng dẫn Kế hoạch Tư l൩ệnh năm 2019, theo đó thủy quân lục chiến cần t♚ăng cường hiệp đồng với hải quân Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dường, đồng thời tái trang bị các loại vũ khí cho kịch bản xung đột với Trung Quốc.
Lực lượng Mỹ ở châu Á hiện tập trung chủ yếu ở Nhật Bản với nòng cốt là Hạm đội 7 thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương. Đây là hạm đội tiền phương lớn nhất của Mỹ, sở hữu 60-70 tàu chiến, 300 máy bay, cùng 40.000 binh sĩ hải quân và thủy quꦍân lục chiến.
Báo cáo "Đánh giá Sức mạnh Trung Quốc" do Lầu Năm Góc công bố hồi đầu tháng cảnh báo về nguy cơ các căn cứ tạ💝i Nhật Bản và Guam bị tấn c꧅ông, trong khi nhiều nhà phân tích cũng đặt dấu hỏi về tập trung lực lượng Mỹ tại một số căn cứ lớn ở Nhật và Hàn Quốc.
Vũ Anh (Theo USNI)