Elmar Bucher, một nhà nghiên cứu của Đại học Stuttgart tại Đức, cho biꦺết, vào năm 1938, chính quyền phát xít Đức cử Ernst Schafer, một nhà nghiên cứu động vật và dân tộc,🍷 tới vùng Tây Tạng để tìm kiếm nguồn gốc của người “thuần chủng” Aryan. Hồi đó Adolf Hitler, trùm phát xít Đức, tin rằng người Aryan có huyết thống cao quý nhất, có sức khỏe sung mãn và trí tuệ siêu việt nên sẽ có khả năng thống trị thế giới. Khi trở về Đức vào năm 1939, Schafer mang theo một bức tượng Phật.
Bức tượng có hình dạng giống một người đàn ông ở tư thế ngồi khoanh chân và tay trái cầm một thứ gì đó. Biểu tượng thập ngoặc (chữ Vạn hay swastika) nằm ở trên ngực của nó. Người ta cho rằng nó được tạc từ thế kỷ thứ 8 hoặc 10 Sau khi chế độ của Hitler sụp đổ, bức tượng lọt vào tay một nhà sưu tầm, Livescience đưa tin.
Bức tượng Phật có chiều cao 24 cm và khối lượng 10.6 kg. Elmar Bucher, một nhà nghiên cứu của Đại học Stuttgart tại Đức, cho rằng nó được chế tác tại Tây Tạng cách đây chừng 1.000 năm. Ảnh: Livescience. |
Achim Bayer, một chuyên gia về Phật giáo tại Đại học Dongguk ở Hàn Quốc, khẳng định rằng ông phát hiện nhiều dấu vết giả mạo trên bức tượng Phật. Theo ông, bức tượng được chế tác tại châu Âu trong khoảng thời gian từ năm 1910 tới 1970, chứ không phải từ 1.000 năm trước, AP đưa tin.
Theo Bayer, các tượng Phật ở Tây Tạng thường “mặc” váy, đeo giày ống, mặc trang phục của người Tây Tạng hoặc Mông Cổ, không có râu quai nón, đeo khuyên ở cả hai tai. Nhưng ông thấy tượng Phật mà Đức Quꦅốc xã đem về mặc quần, đeo giầy cổ thấp của châu Âu, có râu quai nón, đeo khuyên ở một tai. Áo choàng không tay của tượng giống hệt áo choàng mà người La Mã thường mặc, chứ không giống áo choàng của các vị thần Tây Tạn🌌g. Ngoài ra ống tay áo của tượng cũng giống ống tay của trang phục châu Âu.
Bên cạnh nguồn gốc của b𓄧ức tượng, Bayer cũng nghi ngờ việc nó được đem về Đức sau một chuyến thám hiểm vào cuối thập niên 30. Isrun Engelhardt, một nhà sử học từng nghiên cứu chuyến thám hiểm đó, nói với Bayer rằng rất có thể Schafer không phải là người đem bức tượng về Đức. Bayer nghi ngờ ai đó đã chế tác bức tượng trong thế kỷ 20 để bán ra thị trường đồ cổ và đồ lưu niệm tại Đức hồi bấy giờ. Để tăng giá trị của bức tượng, người ta đã thêu dệt câu chuyện về chuyến thám hiểm của Schafer.
Bên cạnh nguồn gốc của bức tượng, Bayer cũng nghi ngờ việc nó được đem về Đức sau một chuyến thám hiểm vào cuối thập niên 30. Isrun Engelhardt, một nhà sử học từng nghiên cứu chuyến thám hiểm đó, nói với Bayer rằng rất có thể 🌟Schafer không phải là người đem bức tượng về Đức.
Minh Long