Ngày 20/8, bác sĩ Vũ Đức Nin – Phó khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết bệnꦕh nhân có khối u nhỏ, kích thước 1,5 cm ở thực quản, sinh thiết ung thư thực quản giai đoạn sớm, chưa di căn. Bác sĩ chỉ định cắt và tạo hình thực quản bằng kỹ𒉰 thuật nội soi đường ngực bụng.
Theo bác sĩ, nội soi cắt thực quản là một trong những kỹ thuật khó, phức tạp nhất trong điều trị ung thư đường tiêu h🀅óa, do vị trí từ cổ đến bụng nằm cạnh tim, khí phế quản và các mạch máu lớn trong ngực, rất nhiều nguy cơ tai biến.
Tuy nhiên, phương pháp này hạn chế ngu𝔉y cơ nhiễm trùng, mất máu hay biến chứng hô hấp, thời gian nằm viện ngắn, hồi phục nhanh.
Sau phẫu thuật, bệnh🌳 nhân có thể ăn uống bằng đường miệng bình thường, tiêu hóa ổn định🥃.
Ung thư thực quản đứng thứ 5 trong các loại ung thư tiêu hóa, sau ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng và gan. Theo GLOBOCAN 2020, hơn 3.200 ca mắc mới và hơn 3.000 ca tử vong hàngꩵ năm, ung thư thực quản đang là gánh nặng cho rất nhiều người bệnh và toàn xã hội. Khoảng 70% bệnh nhân đến viện khi đã ở giai đoạn nặng, khối u thực quản xâm lấn xung quanh hoặc di căn hạch, di căn xa. Các yếu tố nguy cơ cao gây bệnh là thuốc lá, rượu bia. Những người bị trào ngược dạ dày lâu ngày, người béo phì hoặc uống phải các chất có tính axit, chất phụ gia độc hại cũng t♐huộc nhóm nguy cơ cao.
Điều trị ung thư thực quản hiện nay là phối hợp đa mô thức, gồm ✨phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Người bệnh được nội soi giúp nạo hạch triệt để hơn, ít đau đớn, ít xảy ra biến chứng sau phẫu thuật.
Khi có các dấu ༺hiệu như nghẹn khi ăn, khó nuốt, đau ngực, khàn tiếng, sụt cân nên đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Nếu có bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh phải được điều trị triệt để.
Thùy An