Đã hai mươi năm trôi qua,ℱ kể từ ngày tôi biết đến trái bóng tròn và World Cup. Cũ✨ng như nhiều người Việt, tôi yêu thích đội tuyển Anh. Ngoài việc người Anh đã sáng tạo ra môn thể thao vua thì giải Ngoại hạng Anh vẫn luôn hấp dẫn bậc nhất hành tinh, thế nhưng, tuyển Anh thì chỉ là chuyện "biết rồi, khổ lắm"...
Năm 1998, tôi đã gào lên và bực tức khi Beckham đá nguội Diego Simone của Argentina và nhận thẻ đỏ. Năm sau, 1999, tôi không được xem trận chung kết thần kì của Manchester United và hai bàn thắng tuyệt vời trước Bayern M🎉unich, bởi hôm sau là ngay thi tốt nghiệp đầu tiên.
Tới năm 2004, tôi vẫn còn cùng các bạn Việt Nam thức dậy sớm để xem trận đấu tứ kết giữa Anh và Bồ đào Nha trong khuôn khổ Euro 2004. Lúc đó đang là giữa mùa đôn𝔉g ở ꦏÚc, bọn du học sinh chúng tôi làm gì có truyền hình cáp.
Vậy mà, cả nh🦋à cùng nhau thức dậy quấn khăn len, mặc áo bông, đi găng tay dày, chất lên đầy chiếc🅷 xe hơi cũ của một người bạn và kéo nhau ra một quán bar. Vì là sáng sớm nên chúng tôi không thể uống rượu, thế nên mỗi đứa mua một tách trà hay cà phê để cầm cho ấm và để chủ quán đừng trách, rồi reo 🔯ô, reo a cổ 🏅vũ cho tuyển Anh. Anh thua Bồ và chúng tôi rầu rĩ về nhà khi mặt trời ló dạng.
Ấy thế mà tình yêu đó cũng bào dần theo n🐈ăm tháng. Tới năm 2010, tôi lại sinh ra khoái chí khi thủ môn tuyển Anh lập cập làm rơi bóng, dẫn đến bàn thắng vô duyên cho Mỹ. Rồi Tam sư lại về nhà sau trận thua 4-1 trước Đức, dù họ vẫn có bàn thắng không được công nhận khiến cho Goal line technology được đưa vào sử dụng lần này. Năm nay thì hỡi ôi,♛ Tam sư dù có tấn công khá hơn nhưng chẳng thể ghi bàn nổi.
Khi nhìn vào đội hình của Anh trước trận đấu, tôi nhận ra rằng Anh không có lấy một cầu thủ được xem là quan trọng nhất ở câu lạc bộ của 🐻họ. Rooney, cầu thủ nổi bật nhất của Anh cũng chỉ là số hai của Man United trong một mùa giải thê thảm. Hơn thế, anh lại không có🍬 duyên ghi bàn ở World Cup.
Những Sturridge, Sterling hay Welbeck thì vẫꦰn là sao trẻ. Tệ hại hơn, đội trưởng Gerrard lại là chủ nhân của cú trượt chân mùa rồi của Liverpool. Các cầu thủ cò🃏n lại thì tôi không thể nhớ nổi tầm quan trọng của họ, trừ Joe Hart.
Ngoại hạng Anh thành công cả về chuyên môn cũng như tính hấp dẫn, nhưng hầu hết các câu lạc bộ đều dựa vào nguồn lực nước🦩 ngoài. Các cầu thủ Anh đa phần chỉ đóng vai kép phụ ngay🌼 ở chính những câu lạc bộ của Anh.
Trong những trận cầu mà họ phải đóng vai chính như ở World Cup, một tập thể các vai phụ đều không rõ là ai nên chỉ huy. Cho nên, hàng công thì không có ai kiến tạo, còn hàng thủ thì🍎 không ai chỉ huy và lộ ra những khoảng trống chết người.
Bài học về chuyện du nhập cầu thủ ngoại vào ngoại hạng Anh có lẽ cũng đủ khiến cho 🦩các nước khác giật mình. Tiếc thay, Việt Nam dường như cũng đi vào vết xe đổ đó. Cho nên ở đông nam Á, Việt Nam đại khái cũng giống như tuyển Anh, tuy ♓là ở một cấp độ khác. Hơn nữa, tuyển Vịêt Nam còn mắc thêm căn bệnh tiêu cực, điều mà tuyển Anh không mắc phải.
Hôm nay tôi lại hát một bài tình ca ai oán để tiễn đưa tuyển Anh về nhà không đúng lúc. Người Anh vẫn yêu tuyển quốc gia của họ cũng như chúng ta cũng mãi yêu t𝓡uyển Việt Nam. Nhưng bóng đá cũng cay 𝔍nghiệt như cuộc sống, chỉ có kết quả mới khiến ta đi vào lịch sử, còn tình cảm thì quý giá, nhưng mãi chẳng thể làm nên chút kết quả nào.
>> Xem thêm:
Ch𓆏ia sẻ bài viết của bạn về các trận đấu World Cup 2014 tại đây.