Thứ năm, 7/6/2018, 12:52 (GMT+7)

Tuyển Nga và trăm mối tơ vò trước thềm World Cup 2018

Bốn năm sau Olympic Sochi 2014, nước Nga lại là chủ nhà của một sự kiện thể thao tầm cỡ thế giới. Nhưng họ dường như không có sự chuẩn bị tốt nhất, với vô số vấn đề nội tại.

Thế hệ Arshavin được xem là tài năng nhất mà bóng đá Nga sản sinh thời hậu Liên Xô. 

Các quán bar sáng đèn thâu đêm. Những người tài xế tay trong tay hò hét không ngừng bên các góc phố, trên mọi con đường dẫn tới quảng trường. Những người xa lạ, vốn chẳng quen biết trước khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, cũng sẵn sàng mời nhau một ly khi chạm mặt. Khắp nơi, đâu đâu cũng thꦺấy không khí ăn mừng. Tất cả đắm chìm trong rượu và men say chiến thắng. 

Nếu chỉ đọc đến đấy, hẳn độc giả sẽ liên tưởng đến khung cảnh ăn mừng một chức vô địch nào đó tầm cỡ World Cup hay Euro. Nhưng không, đó là quang cảnh tại thủ đô Moscow vào tối 17/10/2007, sau khi "Những chú gấu Nga" hạ Anh 2-1 ở vòng loại Euro 2008, đồng thời mở toang cánh cửa vào vòng chung kết bóng đá châu Âu. Đội bóng xứ bạch dương lúc đó có 21 điểm, vẫn còn hai trận trong tay, trong khi bại tướng của họ chỉ còn một trận và hơn hai điểm. Nếu toàn thắng hai lượt cuối, trước Israel và Andorra, Nga sẽ giành vé.

Pavlyunchenko mừng cú đúp vào lưới tuyển Anh.

Trong nhiều năm trước đó, không khí lễ hội là một khái niệm xa xỉ với bóng đá Nga, ngay cả khi Liên Xô cũ vô đ﷽ịch Euro 1960 hay đoạt HC vàng môn bóng đá nam Olympic 1988. Bóng đá không phải môn🤡 thể thao quốc dân tại quốc gia mà một nửa thời gian trong năm người dân phải thích nghi với băng và tuyết. Từ thập niên 1990 trở về trước, thời gian Liên Xô là một thế lực trên bản đồ bóng đá thế giới, khúc côn cầu trên băng mới là môn được quan tâm số một. Từ thập niên 1990 trở đi, người Nga đưa bóng đá lên hàng đầu, nhưng thành tích của đội tuyển nước này trồi sụt không ngừng. Cứ cách một vòng chung kết, họ lại lỡ hẹn với một giải đấu lớn. Tính đến trước ngày 17/10 lịch sử, Nga mới một lần duy nhất thắng được một đội được coi là anh hào thế giới. Tại vòng loại Euro 2000, Nga hạ Pháp vào cuối năm 1999. Tám năm sau, họ mới có chiến thắng thứ hai trước một ông lớn khác - đội tuyển Anh của Steve McClaren. Cú đúp của Roman Pavlyuchenko vào lưới Paul Robinson tại sân Luzhniki được ví von với phát đại bác báo hiệu sự hồi sinh của bóng đá Nga. 

Nhưng niềm vui không kéo dài lâu trên quê hương của Lev Yashin, thủ môn duy nh🐈ất trong lịch sử đoạt Quả bóng vàng. Một tháng sau chiến thắng lịch sử trước người Anh, Andrei Arshavin cùng đồng đội đưa người hâm mộ từ hy vọng tràn trề xuống thất vọng não nề bằng thất bại 1-2 trước Israel, và đánh rơi quyền tự quyết. Nga chỉ có vé dự Euro 2008 nếu Anh thua Croatia, đội đã có vé dự vòng chung kết, trên sân nhà, một khả năng rất khó xảy ra. Khắp nơi trên đất nước Nga, người hâm mộ rỉ tai nhau về sự tái diễn của bi kịch tồi tệ, như đã xảy ra sau chiến thắng Pháp hồi năm 1999. Cũng trên sân Luzhniki, Nga cần thắng Ukraine để có vé đến Bỉ - Hà Lan. Mọi chuyện thoạt đầu diễn ra suôn sẻ. Valeriy Karpin mở tỷ số cho đội chủ nhà ở phút 75, mở toang cánh cửa dự Euro 2000. Nhưng khi trận đấu chỉ còn hai phút, thủ thành tài năng Aleksandr Filimonov bất cẩn phá bóng về lưới nhà, sau đường căng ngang không mấy nguy hiểm của Andriy Shevchenko. Hòa 1-1, Nga bị loại. Filimonov sớm chôn vùi sự nghiệp đang trên đà thăng tiến. 80.000 CĐV rời sân trung tâm ở thủ đô Moscow như những bóng ma. Không ai nói với nhau lời nào. Trước màn hình tivi, hàng trăm triệu người Nga đau đớn với trái tim tan nát.

Đội tuyển Nga dự Euro 2008 gồm nhiều cái tên sáng giá như Akinfeev, Pavlyuchenko, Zhirkov, Arshavin và Pogrebnyak.

Sự ổn định là thứ bóng đá Nga luôn thiếu. Cứ sau một cung thăng, họ lại xuống một cung trầm, và nếu đội tuyển Anh không tự vứt đi cơ hội khi thua Croatia 2-3 tại lượt trận cuối vòng loại Euro 2008, thế hệ của Arshavin đã không thể bước ra ánh sáng.

Euro 2008 là một giải đấu đáng nhớ với Nga, nơi họ có lần đầu tiên đánh bại một ông lớn của bóng đá thế giới, đội tuyển Hà Lan, tại một giải đấu lớn. Mikhail Biryukov, ký giả của Spiegel và là hàng xóm của ngôi sao Arshavin nhớ lại: "Tôi ngồi xem trận đó với ông và cha tôi, ba thế hệ đã sống cùng những bước thăng trầm của bóng đá Xô viết. Ông nội tôi sống trong ký ức hào hùng của Liên Xô thập niên 1960. Cha tôi hưởng những vinh quang rơi rớt của thập niên 1980. Còn tôi đã tận mắt thấy sự khủng hoảng của bóng đá Nga trong thiên niên kỷ mới. Ông nội tôi nói rằng chức vô địch Euro 1960 không được chú ý bởi sự nghèo nàn của truyền hình và các phương tiện truyền thông thời bấy giờ. Ngay cả cha tôi cũng không chắc về một lễ kỷ niệm hoành tráng nào vào năm 1988, khi Liên Xô đoạt HC vàng bóng đá nam Olympic và vào chung kết Euro 1988. Chỉ có tại nước Nga mới, bóng đá mới trở nên đại chúng".

Vị trí thứ ba chung cuộc ở Euro 2008, vì thế là sự cổ vũ lớn lao cho thế hệ 8x nước Nga, những người đã lớn lên giữa thời hỗn🍃 loạn của thập niên 1990 và từng chịu những cái nhìn khinh khi của người hâm mộ khi không thể tái hiện những trang hào hùng của bóng đá Liên Xô. Lần lượt, từng người một có bước nhảy vọt trong sự nghiệp sau giải đấu trên đất Áo - Ba Lan. Yuri Zhirkov đến 🎶Chelsea, Pavlyuchenko cập bến Tottenham, còn Arshavin gia nhập Arsenal. Pavel Pogrebnyak kém nổi bật hơn so với các đàn anh, nhưng cũng được Stuttgart chiêu mộ. Tuy nhiên, chỉ có túi tiền của họ thay đổi, còn trình độ, những Arshavin, Pavlyunchenko vẫn mãi giữ ở năm 2008.

Arshavin không thành công trong bốn năm ở Arsenal.

Trường hợp của ngôi sao số một, Arshavin là điển hình. Tiền đạo người Nga từng được đánh giá rất cao ngày mới đến sân Emirates. Anh chỉ cần hai tháng để xuất hiện dày đặc trên truyền thông nước Anh khi lập một cú poker (ghi bốn bàn) vào lưới Liverpool hồi tháng 4/2009. Nhưng cũng như cả nền bóng đá Nga, Arshavin thiếu sự ổn định. Chân sút sinh năm 1981 chỉ sáng một vài thời điểm, còn đâu tối... quanh năm. Nửa ꦯmùa đầu tiên đá cho Arsenal, Arshavin ghi sáu bàn trong 15 trận. Hiệu suất ấy giảm xuống ngay mùa hai, ghi 12 bàn trong 39 trận. Đến mùa thứ ba, sự thất vọng dành cho Arshavin lên tới đỉnh khi anh chỉ có 10 pha lập công trong 52 lần ra sân. Đến mùa cuối cùng, tiền đạo lừng danh nước Nga phải làm quen với ghế dự bị, bởi Robin Van Persie quá đỉnh, còn Theo Walcott, Alex Oxlade-Chamberlain, Gervinho trẻ, và giàu tiềm năng hơn. Sự nhút nhát và lười biếng của Arshavin đã nhổ nốt những kiên nhẫn cuối cùng trong lòng Arsene Wenger. Ông thầy người Pháp đẩy người hùng Euro 2008 về đội bóng cũ Zenit dưới dạng cho mượn có thời hạn đến hết hợp đồng chính. Một người giỏi như Arshavin còn thất bại ở môi trường bóng đá Anh, liệu còn ai là không? Câu hỏi ấy ám ảnh mọi chú nhóc trót coi tiền đạo Arsenal làm thần tượng sau Euro 2008. 

Những lo ngại bắt đầu xuất hiện ngay sau giải đấu trên đất Áo - Thụy Sỹ. Nga không giành được quyền tham dự World Cup 2010 do về nhì tại bảng đấu có Đức, rồi thua Slovenia ở trận play-off bởiꦚ luật bàn thắng sân khách. Dù vậy, thất bại này nhanh chóng được đổ lỗi cho sự thiếu may mắn. Người hâm mộ Nga tin điều ấy bởi trong cùng năm đó, Pháp phải chật vật mới giành được vé đến Nam Phi, sau trận thắng trên sân nhà nhờ "bàn tay ma" của Thierry Henry khi đấu Ireland. Bên cạnh đó, nền tảng của bóng đá Nga thời điểm ấy rất vững chắc. CSKA Moscow đoạt Cup UEFA năm 2005. Ba năm sau là Zenit. Dù vẫn còn khoảng cách với những nền bóng đá hàng đầu châu Âu, tất cả đều thừa 💮nhận, Nga ở rất gần đỉnh cao. 

Hai năm sau cú vấ𒈔p ở World Cup 2010, Nga buộc những chuyên gia bóng đá lục đ♌ịa già điền tên vào danh sách ngựa ô tại Euro 2012 bằng vé trực tiếp dự vòng chung kết. Những gương mặt từng nghiền nát Hà Lan trong "cối xay thể lực" bốn năm trước như Akinfeev, Arshavin, Pogrebnyak, Pavlyuchenko cộng thêm Aleksandr Kerzhakov, Alan Dzagoev, dưới sự dẫn dắt của một ông thầy người Hà Lan khác, Dick Advocaat chơi thứ bóng đá tấn công giàu cảm xúc. Trận ra quân gặp CH Czech, Nga phô diễn sức mạnh bằng chiến thắng đậm 4-1. Tuy nhiên, tất cả sụp đổ quá nhanh sau trận hòa chủ nhà Ba Lan. Trong bối cảnh chỉ cần hòa Hy Lạp ở lượt trận cuối để đi tiếp, Nga cũng không làm nổi. Họ tụt xuống thứ ba bảng đấu, phải xách vali về nước sớm. Một chương đen tối mở ra.

Đội trưởng Arshavin không hiểu điều gì đã xảy ra vào hôm 16/6/2012.

Nước Nga đã quá hoang phí các nguồn tài nguyên cho bóng đá. Ở thế hệ của Arshavin, ra nước ngoài chơi bóng là một điều kiện tiên quyết để cải thiện mức sống và nâng cao trình độ. Theo số liệu từ Rossiyskaya Gazeta, có tới 31 trong tổng số 36 CLB tham dự hai giải đấu hàng đầu nước Nga được điều hành bởi chính quyền địa phương hoặc các tập đoàn nhà nước vào giữa thập niên 2000. Lượng khán giả đến sân trung bình trận dưới mức 12.000 người. Tiền bản quyền truyền hình chỉ ch⛎iếm 10% lợi nhuận của giải đấu số một nước Nga. Chính s🐈ách đầu tư công giúp giới cầm quyền kiểm soát chặt chẽ tình hình các đội bóng.

"Nếu một khu vực buộc phải cắt giảm chi tiêu công, tài trợ cho một đội bóng sẽ là điều cuối cùng họ muốn chi tiền", Igor Lebedev, thành viên Ủy ban điều hành Liên đoàn bóng đá Nga (RFS) nói với Financial Times. Dưới sự giúp đỡ từ hai nhà tài phiệt Roman Abramovich (ông chủ Chelsea) và Suleiman Kerimov (chủ cũ của Anzhi Makhachkala), cuộc chuyển giao quyền lực của bóng đá Nga âm thầm diễn ra, trước khi được đẩy mạnh từ thời điểm nước này giành quyền đăng cai World Cup 2018 vào tháng 12/2𝔉010. Chính phủ Nga trực tiếp kêu gọi sự đầu tư của khối doanh nghiệp tư nhân vào môn thể thao vua. Ngoài hàng tỷ đôla ném vào Chelsea, Abramovich đồng ý đỡ đầu thêm một CLB trong nước, là CSKA Moscow. Anzhi liên tiếp gây sốc trên thị trường chuyển nhượng bằng cách biến Samuel Eto'o thành cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới, mua cả Roberto Carlos rồi trao ghế HLV cho huyền thoại người Brazil. Zenit chậm hơn một chút, nhưng sẵn lòng chi mạnh tay để mang về ba ngôi sao đắt giá Hulk, Axel Witsel và Danny. 

Những đôi chân bạc triệu lần lượt tới xứ bạch dương kéo theo sự sung túc cho cầu thủ bản địa. "Khi tôi nói chuyện với các chuyên gia, họ nói với tôi rằng giải vô địch quốc gia hiện có quá♒ nhiều cầu thủ nước ngoài", Tổng thống Vladimir Putin phát biểu khi được hỏi về giải Ngoại hạng Nga. Bước đi nhãn tiền, là RFS giới hạn số lượng cầu thủ nước ngoài tại mỗi CLB, và gián tiếp đẩy giá của những cầu thủ bản địa lên cao vút. Những cầu thủ Nga thay vì phải tha hương như lứa đàn anh, giờ có thể làm giàu ngay chính tại Moscow hay Saint Petersburg, mà không phải nỗ lực quá nhiều.

Dzagoev mãi không thể lớn vì sống trong sự bao bọc của nền bóng đá Nga. 

Theo một công bố vào năm 2015, số ngoại binh ở giải Ngoại hạng Nga chỉ chiếm 43%, đạt tỷ lệ thấp bậc nhất châu Âu. Mỗi CLB tham dự giải Ngoại hạng Nga bị giới hạn sáu cầu thủ ngoại. Điều này khiến Nga gần như đứng bên ngoài xu thế toàn cầu hóa của bóng đá thế giới, nơi giới cầu thủ và cò môi giới có thể kiếm hàng trăm triệu đôla mỗi năm từ việc chuyển CLB.

Việc ưu tiên cho những tài năng bóng đá nước nhà khiến bóng đá Nga rơi vào vòng xoáy mà Trung Quốc đang gặp phải. Những cầu thủ đã và đang có chân trong đội tuyển Nga có thu nhập rất cao so với mặt bằng chung của giải Ngoại hạng Nga. "Lương của họ thường là bốn triệu đôla một mùa", Trợ lý biên tập viên thể thao của tờ Rossiyskaya Gazeta, Ilya Zubko cho biết. "Nhưng do ràng buộc về số lượng cầu thủ ngoại, sự cạnh tranh ở𓃲 mỗi đội chỉ ở mức trung bình". Chính nhờ sự chênh lệch này, những lão tướng hết🍬 thời nhưng còn chân trong đội tuyển Nga như Igor Denisov và Artem Dzyuba có cuộc sống dễ chịu một cách quá dễ dàng.

Hệ thống đăng ký cầu thủ bất cập cũng khiến tình trạng trì trệ trở nên tồi tệ hơn với nước Nga. Mỗi 𒊎CLB phải đăng ký cầu thủ cho đội một thi đấu ở Ngoại hạng Nga và đội hình hai thi đấu giải hạng dưới, nhưng không được quyền di chuyển cầu thủ giữa hai đội hình. Điều này khiến lãnh đạo các đội bóng luôn trong cảnh nơm nớp sợ trụ cột đội một chấn thương.🎀 Lựa chọn của họ, phần đa là "thừa hơn thiếu". Rất nhiều cầu thủ trẻ triển vọng không được thi đấu, do đăng ký cho đội hình một nhưng trình độ chỉ đáng dự bị. Arshavin mới của nước Nga chẳng thể xuất hiện, nếu anh ta thích một cuộc sống an nhàn: hưởng lương cao, không phải đổ mồ hôi, và luôn được nhiều đội bóng chào mời cho... đủ quân số.

 Roman Zobnin, tài năng trẻ hiếm hoi của bóng đá Nga.

Nước Anh từng là miền đất hứa với thế hệ Arshavin, giờ chẳng được lứa đàn em đoái hoài. Tờ Rossiyskaya Gazeta mô tả: "Mơ ước ấy giờ biến mất. Cầu thủ Nga hiểu rằng họ sẽ không được những CLB lớn tiếp cận, trong khi mức lương thấp ở một đội bóng tầm trung lại là thứ quá khó đánh đổi. Tất cả đều hiểu giữ một vị trí tại quê nhà là lựa chọn phù hợp, an toàn".

Thất bại đau đớn nhất có lẽ 𝐆thuộc về Alan Dzagoev. Cầu thủ gốc Vladikavkaz lên đội một CSKA Moscow năm 18 tuổi. Trong cùng năm, tiền vệ này ra mắt đội tuyển Nga. 22 tuổi, Dzagoev có tên trong danh sách dự Euro 2012, và 24 tuổi chễm chệ một suất dự World Cup 2014. Anh từng được xem là Arshavin mới, và đặt lên bàn cân so sánh với những ngôi sao cùng trang lứa như Eden Hazard, Toni Kroos hay Antoine Griezmann. Nhưng 10 năm sau khi là một hiện tượng của bóng đá Nga, Dzagoev vẫn giậm chân tại chỗ ở CSKA. Anh bằng lòng với một sự nghiệp không cao, cũng chẳng thấp tại quê nhà.

Bóng đá Nga không có sự giao lưu với thế giới bên ngoài, và nﷺó càng trở nên khép kín khi những "ông hoàng" một thời như Arshavin, Pogrebnyak, Pavlyunchenko hồi hương. Truyền nhân đắc ý nhất của bóng đá Liên Xô gặp bế tắc về tài năng khi lứa ✨Arshavin bước sang bên kia sườn dốc sự nghiệp, còn lứa Dzagoev không chịu bỏ mác thần đồng. 

Sự khan hiếm nhân tài thể hiện rõ nhất ở vị trí trung vệ. Các CLB hàng đầu của Nga đều dùng ngoại binh cho vị trí này. Đội tuyển Nga phải sống trên hơi thở của bộ ba trăm tuổi là anh em nhà Berezutski, Aleksei và Vasili, cùng với Sergei Ignashevich. Họ không có bất cứ sự kế thừa nào, sau khi đồng loạt giã từ sự nghiệp quốc tế sau Euro 2016. Khoảng trống về thế hệ lớn tới mức, Ignashevich phải xỏ giày lên tuyển trở lại, một tháng trước khi World Cup 2018 khởi tranh.

Capello được xem là một lựa chọn sai lầm của bóng đá Nga.

Ở cấp quản lý, RFS cố vớt vát hy vọng bằng cách đưa về một chiến lược gia hàng đầu - Fabio Capello, và trả ông mức lương hậu hĩnh nhất giới HLV, hơn 11 triệu đôla mỗi năm. Tuy nhiên, những giáo án tậ🌼p luyện lỗi thời ở thập niên 1990 của "Don Fabio" không còn phù hợp với một nền bóng đá trẻ đang khao khát tạo nên sức bật. Sự hà khắc về kỷ luật, đơn cử như chuyện bỏ Arshav🎃in khỏi chiến dịch World Cup 2014, không phù hợp với cá tính của con người Nga, những người thích sự cởi mở và phóng khoáng. 

Đại bản doanh của đội tuyển Nga tại World Cup 2014, theo lời Four Four Two, lúc nào cũng ngột ngạt hệt như trại lính. Bầu không khí ngột ngạt ấy giết chết mọi niềm cảm hứng, dù đó có là Dzagoev, Aleksandr Kokorin tràn đầy năng lượng hay Kerzhakov, Vasili Berezutski dày dạn trận mạc. Đội hình kiệt quệ của Nga không thắng được trận nào trên đất Brazil, dù đối thủ của họ chỉ là Algeria và Hàn Quốc, trước khi lủi thủi về nước sớm.

Đáng lý, Capello phải rời ghế nóng sau kỳ World Cup tệ hại, nhưng bằng một cách nào đó, cựu HLV đội tuyển Anh vẫn ở lại đến tận tháng 7/2015. Chỉ đến khi nguy cơ mất vé dự Euro 2016 hiển hiện, RFS mới bấm bụng thanh lý hợp đồnꦬg sớm với người đã bỏ rơi "Tam Sư" ngay trước thềm Euro 2012. 

Leonid Slutsky, HLV của CSKA Moscow được chọn thay thế nhưng đội bóng thủ đô nước Nga kiên quyết không nhả người. Slutsky ở thế bất đắc dĩ phải cáng đángღ hai việc cùng lúc do không thể "mắc lỗi với đất nước". Nga có thêm một kỷ niệm buồn ở một giải đấu lớn khi không thắng trận nào ở vòng bảng và bị loại. Còn Slutsky được lưu danh sử sách bằng câu nói nổi tiếng: "Tôi đồng ý với học trò, rằng chúng tôi bây giờ chẳng khác gì một bãi phân".

HLV Leonid Slutsky gọi đội tuyển Nga là 'một bãi phân'.

Trong vòng bảy năm, tính từ thời điểm nhận quyền đăng cai World Cup 2018 đến khi giải đấu này cận kề, bóng đá Nga như một vòng luẩn quẩn. "Những chú gấu Nga" kết thúc năm 2017 với vị trí 65 trên bảng điểm FIFA, sự tụt lùi đáng kể so với vị trí thứ tám🧸 cách đó chín năm. Nga liên tiếp mắc sai lầm ở những quyết định quan trọng. Họ bổ nhiệm một ông thầy có xu hướng "ăn xổi", thích hợp với việc đá cup và thành công ngay lập tức cho kế hoạch dài hơi kéo dài nhiều năm. Họ bế quan tỏa cảng giải vô địch quốc gia. Còn cầu thủ, sức sống chính của nền bóng đá, tự ru ng൩ủ bản thân trong cuộc sống an nhàn và mức lương trên trời.

Nga gần như phải làm lại từ đầu sau khi Euro 2016 hạ màn, với một ông thầy nội,  Stanislav Cherchesov, HLV từng chơi bóng tại Đức thời còn là cầu thủ. Dù cất công đi khắp hang cùng ngõ hẻm của 17 triệu kilomet vuông đất nước, lựa chọn dành cho nhà cầm quân 54 là không nhiều. Vấn đề cốt lõi nằm ở việc, những cầu thủ Nga chỉ chơi trong nước, nhưng tốc🎃 độ và chất lượng Ngoại hạng Nga kém quá xa so với nhóm năm giải đấu hàng đầu châu Âu. Confederations Cup 2017 là minh chứng rõ nét cho sự tụt hậu. Nga thua Bồ Đào Nha, Mexico, và chỉ kiếm được ba điểm từ đối thủ yếu nhất giải, New Zealand.

May mắn dường như cũng bỏ rơi tân thuyền trưởng đội tuyển Nga. Dzhikiya và Vasin chấn thương đầu gối. Kokorin, tiền đạo thuộc dạng khá nhất cả nước, tỏ ra lười biếng, thiếu chuyên nghiệp, và mất suất đá chính ở Zenit. Khả năng nối gót Nam Phi, đội chủ nhà duy nhất tính đến lúc này bị loại từ vòng bảng World Cup, rất dễ lặp lại với Nga.

Cherchesov là người được giao nhiệm vụ chấn hưng bóng đá Nga.

Ở thế chân tường, RFS đánh canh bạc quyết định. Những cầu thủ giỏi chơi bóng lâu năm hoặc có gốc gác Nga sẽ được nhập tịch và triệu tập vào đội tuyển. Tại Euro 2016, Nga mới chỉ có hai người trong diện này, là trung vệ Roman Neustadter gốc Đức và thủ thành Guilherme gốc Brazil. Danh sách này tại World Cup 2018 có thêm hậu vệ phải Mario Fernandes gốc Brazil. Dẫu vậy, Nga vẫn bị xếp cửa dưới so với Ai Cập, trở ngại lớn nhất trong việc giành vé vào vòng 16 đội của Nga tại giải đấu tổ chức trên sân nhà. Đại diện 🎃Bắc Phi có Mohamed Salah, người được đánh giá là đạt đẳng cấp thế giới. Trong khi, ngôi sao có trình độ gần nhất với Cầu thủ hay nhất Ngoại hạng Anh mùa 2017-2018 bên phía Nga lại là thủ thành Akinfeev, người mắc nhiều sai lầm ở World Cup 2014, Confederations Cup 2017, và có xu hướng bất ổn trước những thời khắc quan trọng.

Nga vẫn còn một số niềm hy vọng khác, chẳng hạn Roman Zobnin (Spartak Moscow), Aleksandr Golovin (CSKA), Daler Kuzyaev (Zenit), hay anh em sinh đôi Aleksei và Anton Miranchuk (Lokomotiv). Nhưng, đây đều là những ẩn số với người hâm mộ bóng đá thế giới. Niềm tin duy nhất của dàn sao trẻ này, chỉ là "Cherchesov có cách tiếp cận mới mẻ để nuôi dưỡng tài năng" và "ông ấy có niềm tin mãnh liệt và không ngại trao cơ hội cho những cầu thủ trẻ", như lời Ilya Zubko - ký giả của tờ Rossiyskaya Gazeta

Chỉ còn ít ngày nữa, World Cup 2018 sẽ khởi tranh. Đến giờ, chính truyền thông Nga cũng không đo được mức kỳ vọng mà người hâm mộ nhà đặt lên vai thầy trò Cherchesov. Họ chỉ biết một điều chắc chắn, rằng tất cả người dân từ Siberia đến điện Kremlin sẽ bêu riếu đội tuyển, nếu "Những chú gấu Nga" không chịu cố gắng và bỏ cuộc dễ dàng như tại Euro 2016.

Thắng Nguyễn