Sau những trận thua liên tiếp vừa qua tại Vòng loại thứ ba World Cup 2022, tôi thấy có vẻ như đa phần người hâm mộ Việt Nam không hề đề cập đến vấn đề kỹ chiến thuật của đội tuyển mà chỉ tung hô yếu tố "tinh thần". Thực tế, đã vào tới vòng này, chắc chắn đội bóng nào cũng sẽ chiến đấu với tinh thần cao nhất, đá hết mình vì màu cờ sắc áo, vì tấm vé dự Vòng chung kết World Cup danh giá. Thế nên, nếu đội tuyển chiến thắng thì không nói, nhưng đằng này, chúng ta toàn thua nên không thể lấy tinh thần ra để làm lý do để bào chữa cho thất bại.
Tôi không đồng ý với quan điểm cho rằng "đội tuyển Việt Nam đã chơi sòng phẳng với Nhậtܫ". Nếu chỉ nhìn vào kết quả thua tối thiểu 0-1 thì có thể nghĩ như vậy, nhưng tất cả những ai theo dõi trực tiếp trận đấu đều thấy sự chênh lệch quá lớn. Nhật Bản cả trận cầm bóng hơn 60%, riêng hiệp hai họ kiểm soát bóng tới 72%. Có cảm giác cầu thủ Nhật hôm qua như đá tập vậy, và tuyển Việt Nam đóng vai trò là quân xanh.
Lộ trình phát triển của các nền bóng đá chuyên nghiệp thường thấy là dùng các giải đấu nhỏ làm bàn đạp, để có thành tích tốt hơn ở các giải đấu lớn. Nếu theo đúng lộ trình ấy, thì ở khu vực ĐNA, chúng ta phải xem SEA Games và AFF Cup làm bàn đạp để thực hiện hóa giấc mơ World Cu🐭p. Và Thái Lan đang đi theo lộ trình đó, tuy hiện tại họ chưa đạt được mong muốn của mình, nhưng ít nhất chúng ta vẫn thấy ở đối thủ này một tham vọng vươn tầm khu vực rất rõ ràng, và đang nỗ lực để thực hiện tham vọng đó.
⛄Còn Việt Nam thì sao? Chúng ta coi Vòng loại World Cup như một giải đá tập để cọ xát, nhằm chuẩn bị cho SEA Games và AFF Cup. Hai giải đấu này không thuộc hệ thống của FIFA, và số điểm được tính cho đội thắng trong các trận đấu của AFF Cup thậm chí còn không bằng một trận giao hữu quốc tế bình thường. Ấy vậy mà hàng chục năm nay, thậm chí đến tận bây giờ, khi Việt Nam đã có đủ danh hiệu cao nhất ở hai giải đấu này, chúng ta vẫn coi đó là những mục tiêu lớn nhất để hướng tới.
>> ඣTôi mong tuyển Việt Nam chơi tấn công sau những thất bại
Một vấn đề khác thường được đưa ra để bào chữa cho những thất bại của tuyển Việt Nam thời gian qua, là yếu tố thể hình thua kém so với các đội bóng trong khu vực. ওThực tế, chỉ có những nền bóng đá kém phát triển mới chú trọng đến yếu tố thể hình mà thôi. Điều quan trọng nhất trong bóng đá chuyên nghiệp phải là thể lực và kỹ chiến thuật. Chỉ có một vài vị trí trên sân yêu cầu cầu thủ phải có thể hình cao to là một lợi thế như trung vệ, tiền đạo mục tiêu và thủ môn. Còn những vị trí khác chẳng cần quá khủng khiếp về mặt thể hình vẫn có thể chơi tốt.
Người Việt thường rất hay đem đội tuyển ra so sánh với Thái Lanౠ, cho dù đang ở sân chơi châu lục. Nhưng nói thật lòng, đẳng cấp của ta vẫn chưa thể bằng họ. Đừng viện lý do rằng bây giờ Thái Lan đã bị loại khỏi Vòng loại World Cup còn ta đang đá vòng ba, cũng đừng đem vị trí trên bảng xếp hạng FIFA ra để mạnh miệng cho rằng chúng ta ở đẳng cấp cao hơn họ. Có thể trong vài năm trở lại đây, chúng ta có phong độ, thành tích tốt hơn người Thái trong khu vực. Đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng đó không phải là kết quả của một đường lối phát triển bóng đá đúng đắn, dài hơi, mà chỉ đơn giản vì chúng ta đang có được một lứa cầu thủ tốt nhất, đồng đều nhất từ trước tới giờ.
⛦Tuy Thái Lan những năm gần đây thành tích đi xuống, nhưng không phải vì đường hướng phát triển bóng đá của họ sai lầm, mà nó đến từ những bất ổn trên thượng tầng của họ. Nói về công tác đào tạo trẻ và tổ chức giải vô địch quốc gia, chắc chắn chúng ta chưa bằng họ.
>> Tuyển Việt Nam phòng ngự ngày càng tệ
Điều phản ánh rõ nhất đằng cấp của chúng ta chưa bằng họ๊ chính là người Thái dám đá theo cách của họ, duy trì lối đá ít chạm trước các đội bóng lớn. Khi gặp đội yếu, họ sẵn sàng ép sân, gặp đội ngang hàng họ vẫn chơi sòng phẳng, gặp đội mạnh họ phòng ngự nhưng dám cầm bóng phối hợp và tổ chức những pha tấn công về cầu môn đối phương. Điều này hoàn toàn khác biệt so với hình ảnh mà tuyển Việt Nam, thể hiện trước các đối thủ được đánh giá mạnh hơn ở Vòng loại thứ ba World Cup 2022.
Chúng ta luôn nói cầu thủ Việt có tố chất kỹ thuật, khéo léo, luôn hô hào trình độ cầu thủ đã tiệm cận với các đội bóng hàng đầu châu lục, luôn cho rằng Quang Hải "chẳng kém gì" Son Heung Min... Nhưng thực tế đã cho thấy điều ngược lại, khi gặp các đội bóng mạnh của khu vực, chúng ta chẳng thế cầm bóng hay tấn công được. Thái Lan có thể bị ép sân khi gặp các đội mạnh, nhưng không bị động như ta, họ cũng thua nhưng lối đá của họ khiến người hâm mộ có niềm tin về chiến thắng. Còn chúng ta chỉ biết chịu trận và rồi lại ảo tưởng sức mạnh sau mỗi thất bại.
𒉰Hy vọng những người làm bóng đá Việt dám nhìn thẳng vào vấn đề, mạnh dạn thay đổi tư duy để nâng tầm đội tuyển. Và các cổ động viên cần tỉnh táo để tránh rơi vào cái bẫy tự huyễn hoặc về trình độ của đội nhà.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.