world cup 2022

Tuyệt chiêu phòng ngự của Morocco

Cách tổ chức phòng ngự tập thể giúp Morocco khoá chặt dàn sao hùng hậu của Tây Ban Nha ở vòng 1/8, và hứa hẹn gây khó khăn cho Bồ Đào Nha ở tứ kết World Cup 2022.

Nico Williams của Tây Ban Nha không thể vượt qua Abde Ezzaouli trong hiệp hai trận vòng 1/8 World Cup 2022 ngày 6/12. Ảnh: AFP

* Morocco - Bồ Đào Nha: 22h ngày 10/12, trên VnExpress.

Tây Ban Nha được giới chuyên môn đánh giá ít nhiều thuận lợi khi chỉ phải gặp Morocco ở vòng 1/8. Nhưng điều đó cũng cho thấy đội tuyển Bắc Phi không được nhìn nhận đúng về thực lực của họ. Không phải tự nhiên đội bóng dưới trướng HLV Walid Regragui mới để lọt lưới đúng một bàn từ đầu World Cup 2022 đến nay. Và bàn thua duy nhất đó - trong trận hạ Canada - lại là bàn đốt lưới nhà của trung vệ Nayef Aguerd.

Hệ thống 4-5-1 kỷ luật đến sắt đá

Trận đấu đầu tiên của Morocco tại Qatar 2022 là trận hòa 0-0 trước Croatia bị chê là "chán ngắt". Nhưng ở góc đ💎ộ chuyên môn, đại diện châu Phi từ đó trở đi mang đến hình ảnh của một đội bóng với sự kỷ luật, chặt chẽ, bền bỉ và khó bị đánh bại.

Trước Croatia, Morocco chỉ cầm bóng 35%. Lần lượt sau đó, Morocco kiểm soát bóng 33% trước Bỉ, 41% trước Canada, v🌞à chỉ còn 23% trước Tây Ban Nha. Dễ nhận ra, đội tuyển Bắc Phi sẵn sàng nhường hoàn toàn quyền kiểm soát bóng cho đố𒁃i phương và chờ cơ hội phản đòn.

Bí quyết thành công của Morocco nằm ở hệ thống phòng ngự tầm trung-thấp, tức duy trì đội hình kiên cố, kín kẽ từ khu vực giữa sân đổ về trước khung thành. Hệ thống xuyên suốt của đội t🌟uyển này là 4-3-3 về lý thuyết, nhưng trên thực địa luôn là 4-5-1 khi hai tiền đạo cánh lùi xuống hàng tiền vệ, hoặc khi phòng ngự lùi thấp thì 🌠trở thành 5-4-1 với một tiền vệ cánh ở khu vực gần bóng của đối phương tiếp tục lùi xuống.

Nhưng khối đội hình chỉ là một lẽ, vấn đề tiên quyết n🐭ằm ở vaꦦi trò rõ ràng, không lay chuyển của các cá nhân trên sân trong hệ thống ấy.

Trước Croatia, cấu trúc 4-5-1 của Morocco đã bắt những Modric, Kovacic phải lùi về sâu để làm bóng. Hàng tiền vệ Morocco đã chơi xuất sắc, quyết liệt trong đeo bám một-kèm-một. Mô hình kèm người🌜 gây áp lực của họ thay đổi tuần tự, mạch lạc: Nếu các tiền vệ số 8 của Morocco gây áp lực lên trung vệ cầm bóng của Croatia, tiền vệ trụ Amrabat sඣẽ không còn quét lót ở đáy nữa, mà di chuyển bắt người lấp cho đồng đội vừa dâng lên. Cách bày binh bố trận ấy tiếp tục được áp dụng trước Tây Ban Nha.

Khối đội hình 4-5-1 phòng ngự tầm trung-thấp của Ma Rốc trước Tây Ban Nha.

Trước hệ thống 4-3-3 triển khai bóng từ tuyến dưới của người Tây Ban Nha, HLV Regragui yêu cầu tiền đạo mũi nhọn là Youssef En-Nesyri luôn tìm cách duy trì vị trí trước mặt tiền vệ trụ Sergio Busquets – cũng là mắt xích luân chuyển bóng cực kỳ quan trọng của Tây Ban Nha ở trung lộ. Mục đích là nhằm chặn hướng chuyền bóng của các trung vệ Tây Ban Nha đến Busquets, thuật ngữ chiến thuật gọi là "cover shadow", hay "phủ bóng".

Hình thái hệ thống cơ bản xuyên suốt trận đấu của Tây Ban Nha và Morocco: Tùy người có bóng của Tây Ban Nha mà cầu thủ phụ trách gây áp lực của Morocco sẽ di chuyển lên. Nếu một tiền vệ trung tâm dâng lên gây áp lực, tiền vệ trụ Amrabat sẽ di chuyển ngang để lắp chỗ, thay thế trọng trách theo kèm cầu thủ Tây Ban Nha vừa bị bỏ lại.
Khi Llorente có bóng, ý đồ chuyền cho Busquets bị dập tắt vì En-Nesyri nhận ra và lập tức di chuyển cắt mặt chặn hướng chuyền bóng tới tiền vệ đang khoác áo Barca. Ý định thực hiện đường chuyền xuyên tuyến của Llorente dành cho Asensio cũng khó thực hiện, vì tiền vệ trụ Amrabat đã di chuyển theo sát tiền đạo của Real Madrid.

Tuy nhiên, mức độ tinh vi và tuỳ biến trong cách bắt người của Morocco nằm ở chỗ: Tiền vệ số 8 của họ luôn sẵn sàng di chuyển lên, gây áp lực với trung vệ lệch cầm bóng ở cùng khu vực của đối thủ. Nếu trung vệ lệch của đối thủ đẩy quả bóng ra biên cho hậu vệ cánh, đến lượt tiền đạo cánh (bấy giờ đã trở thành tiền vệ cánh trong hệ thống 4-5-1) của Morocco tiến tới gây áp lực.

Các cầu thủ tấn công biên của Morocco là Ziyech v🎀à Boufal, hay như tiền đạo En-Nesyri tuân thủ tuyệt đối đấu pháp của HLV, luôn giữ vị trí phòng ngự một cách xuất sắc.

Trong trường hợp tiền vệ số 8 của Morocco dâng lên 𓆏gây áp lực với trung vệ lệch, những tiền vệ số 8 của Tây Ban Nha sẽ được giải phóng, không bị theo kèm. Nhưng khi đó, đại diện châu Phi ứng phó bằng tiền vệ trụ Sofyan Amrabat. Cầu thủ đang chơi cho Fiorentina sẽ di chuyển đồng bộ để thay thế người đồng đội vừa dâng lên, bắt lấy tiền vệ số 8 của đối phương.

Nếu những Marco Asensio hay Dani Olmo giật lùi về để nhận bóng giữa hai tuyến, hòng kết hợp với các tiền vệ số 8 tạo ra thế quân số áp đảo ở khu vực giữa hai tuyến, chính Amrabat kết hợp cùng cặp trung vệ dâng lên đeo bám quyết liệt, sẽ bịt chặt hướng chuyền bóng đến những số 9 này, cũng như không cho họ có th🍰💙ời gian – không gian kịp xoay sở.

Dẫu vậy, Amrabat hay các trung vệ Morocco không thường xuyen phải lao vào những pha tranh chấp tay đôi kiểu như vậy. Sự đồng điệu trong vị trí đứng và cách di chuyển của các tiền vệ số 8 và tiền vệ cánh đã giúp Morocc🐽o chặn được những "khe" chuyền bóng xuyên tuyến.

Trong những pha dâng lên gây áp lực của các tiền vệ số 8 hoặc tiền vệ cánh Morocco, họ đều không lao lên theo phương thẳng đứng, mà di chuyển theo hình vòng cung, với đường cong bo hướng ra biên. Đây là cách di chuyển quen thuộc của những cầu thủ trong các hệ thống thuần thục pressing. Mục đích là ngăn không cho các trung vệ lệch có được hướng chuyền bóng ra biên cho hậu vệ﷽ cánh hoặc cho tiền đạo cánh, còn các hậu vệ cánh thì không có được hướng chuyền bóng thẳng dọc biên cho các tiền đạo cánh.

Khi trung vệ lệch của Tây Ban Nha có bóng, tiền vệ số 8 gần bóng của Morocco sẽ dâng lên bắt người, di chuyển theo hình vòng cung, bo ra biên. Tiền vệ trụ Amrabat di chuyển đồng thời, sẵn sàng ập tới tiền vệ số 8 của Tây Ban Nha – người vừa được đồng đội của Amrabat bỏ lại.
Nếu người có bóng của Tây Ban Nha là các hậu vệ cánh, đến lượt tiền vệ cánh gần bóng của Ma Rốc sẽ dâng lên bắt lấy, cũng bằng những pha di chuyển vòng cung, bo ra biên.
Nếu bóng đến chân các tiền đạo cánh của Tây Ban Nha, lần này sẽ là trọng trách dâng lên bắt người của các hậu vệ cánh gần bóng bên phía Morocco.

Vậy nên, với những pha triển khai bóng từ tuyến dưới, nếu Tây Ban Nha muốn lên bóng tuần tự, họ buộc phải đâm bóng thẳng vào các hành lang trong (tức nách trung lộ) cho các tiền vệ số 8. Nhưng không gian ở khu vực này lại hạn hẹp và luôn chực chờ bị vây hãm. Lúc này, vị trí của Busquets đã bị chặn bởi En-Nesyri, đồng thời sau lưng tiền vệ đang khoác áo Barca còn có cả Amrabat. Do đó, các học trò của Luis Enrique liên tục chuyền ngang.

Khi Busquets bị đặt trong một chiếc lồng phong tỏa, những tiền vệ số 8 là Pedri và Gavi buộc phải lùi sâu, nhận bóng ở tuyến dưới, hỗ tr🀅ợ triển khai bóng lên trên. Đ🍒ồng thời, những cầu thủ tấn công như Dani Olmo hoặc Marco Asensio di chuyển không bóng giữa hai tuyến tiền vệ và hậu vệ của Morocco. Nhưng ngay cả khi như vậy, bài toán lên bóng vẫn không được giải quyết.

Minh họa trong hiệp 1 về các đường chuyền của Tây Ban Nha: Rất nhiều những đường chuyền ngang sân từ cánh này sang cánh kia.

Cũng vì xu hướng di chuyển thường xuyên để gây áp lực với các trung vệ lệch của Tây Ban Nha, vị trí trung bình khi không bóng của các tiền vệ số 8 Morocco thường sẽ cao hơn so với các tiền vệ cánh.

Hệ thống 4-5-1 của Morocco như một bức tường thành. Bức tường ấy nhấp nhô đúng thời điểm, đúng vị trí, tùy vào hướng đối phương luân chuyển bóng. Chọc khꦓe, chuyền bóng xuyên tuyến luôn là ꧃vũ khí của Tây Ban Nha, nhưng trong thế trận với cự ly giữa các tuyến và giữa các vị trí chặt chẽ như vậy của Morocco, các học trò của Luis Enrique đơn giản là bế tắc.

Tây Ban Nha cũng không thể thu hút quân số đối phương về một bên, sau đó chuyển hướng tấn công đột ngột sang bên đối diện, vì khối đội hình 4-5-1 của Morocco chia nhóm vây ráp, b🌃ắt người quá đồng bộ và tỉnh táo. Nếu Tây Ban Nha muốn tạo nhóm phối hợp cánh trái với Albaౠ, Olmo, Pedri và thậm chí cả Asensio di chuyển dạt xuống, Morocco đã có nhóm Ziyech, Ounahi, Hakimi, Aguerd và cả Amrabat vây lấy. Busquets cũng không rảnh chân bởi luôn bị En-Nesyri phủ bóng. Song song đó, nhóm bốn cầu thủ còn lại bên cánh kia của Morocco không bị cuốn theo vị trí bóng và luôn duy trì sự tập trung chú ý tới Gavi, Torres và Llorente.

Ưu tiên nhiệm vụ phòng ngự, kèm người, Morocco luôn có đủ hoặc đông quân số hơn ở từng nhóm lên bóng của Tây Ban Nha

Cũng vì Morocco luôn đề cao đông quân số làm nhiệm vụ𒆙 phòng ngự, chính xác là chỉ phòng ngự, họ cũng ít có thể tạo ra thế quân số mang lại lợi thế phản công có đường nét. Nhưng với nh🐻ững gì đã đề ra trong kế hoạch và kết quả sau cuối, HLV Regragui là người chiến thắng.

Con số FIFA cung cấp sau trận đấu cho thấy, trước Tây Ban Nha, khi phòng ngự tầm trung, cự ly giữa hàng tiền đạo và hàng hậu vệ Morocco chỉ là 19 mét. Còn khi phòng ngự l🍨ù🧸i thấp, cự ly ấy chỉ còn 16 mét. Đó đều là những con số kinh ngạc.

Và ℱtrong suốt 120 ph𓃲út bóng lăn, khi không có bóng, người Morocco chỉ dành ra đúng 1% thời gian để gây áp lực tầm cao, 4% cho gây áp lực tầm trung và 1% cho gây áp lực tầm thấp. Còn lại, họ dành đến 33% thời gian cho việc duy trì khối phòng ngự tầm trung, và 39% cho khối phòng ngự tầm thấp. Lại một lần nữa phải thốt lên hai từ kinh ngạc!

Hoàng Thông