🍬Thông điệp này được Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh đưa ra trong Đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) sáng 20/4, tại Hà Nội. Cụm từ "thận trọng" cũng được người đứng đầu nhà băng nhắc xuyên suốt trong chiến lược cũng như phần giải đáp thắc mắc của cổ đông về kế hoạch chi trả cổ tức, xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng...
✨Cụ thể hơn về động thái này, Chủ tịch Techcombank lấy ví dụ về kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 15% và cổ tức tỷ lệ 1:1 sau 10 năm ngân hàng giữ lại lợi nhuận không phân phối. Kết quả, kế hoạch giữ lại lợi nhuận, phục vụ kinh doanh của nhà băng mang đến quả ngọt sau một thập kỷ. Lợi nhuận trung bình ba năm gần nhất của Techcombank đạt 1 tỷ USD mỗi năm, nhờ đó, nhà băng có thể song song phân phối lợi nhuân cho cổ đông và đảm bảo các chỉ số an toàn vốn.
🍰"Giai đoạn tới chúng tôi có thể chi trả cổ tức tiền mặt, đồng thời, duy trì tăng trưởng 20%, tỷ lệ an toàn vốn 15%", lãnh đạo nhà băng nói.
ജNgoài kế hoạch chia cổ tức, các mục tiêu kinh doanh của nhà băng cũng được xây dựng trên kịch bản bản này. Techcombank đặt mục tiêu đạt 27.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng hơn 18% so với kết quả 2023; dư nợ tín dụng đạt 616.031 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Cùng với đó, nhà băng sẽ tối ưu lợi nhuận, giảm chi phí và kiểm soát nợ xấu dưới 1,5%.
꧂Để hiện thực hóa mục tiêu này, theo ông Jens Lottner - CEO Techcombank, ngân hàng không đánh đổi tăng trưởng với chất lượng tài sản bởi "tăng trưởng đột ngột sẽ phải trả giá". Do đó, nhà băng không tham gia cơ cấu ngân hàng yếu kém để đảm bảo chất lượng tài sản, duy trì chiến lược kinh doanh thận trọng.
✃Ngoài câu hỏi về tăng trưởng tín dụng, an toàn vốn, kế hoạch mua bán sáp nhập, tăng trưởng khách hàng so với các đối thủ cũng là vấn đề được cổ đông quan tâm. Trong khi cổ đông cho rằng, mức tăng 2,6 triệu còn chậm, chưa tương xứng với quy mô, Chủ tịch HĐQT khẳng định nhà băng ưu tiên chất lượng khách hàng và các giá trị Techcombank có thể mang lại cho khách hàng, cổ đông, đối tác.
🍸Những năm qua, ngân hàng lựa chọn tập trung phân khúc khách hàng cá nhân có thu nhập khá và cao trở lên, cùng với đó là các tập đoàn có chất lượng tài sản ổn định. Tỷ phú Hồ Hùng Anh cho rằng, ngân hàng không chạy theo "số lượng" mà quan tâm đến "chất lượng" của khách hàng, tập trung vào phân khúc người dùng hoạt động thường xuyên (active).
💙"Điều quan trọng chúng tôi có thể mang đến điều gì cho khách hàng, đáp ứng được nhu cầu của họ ra sao chứ không phải là phục vụ bao nhiêu khách hàng", người đứng đầu nhà băng nói.
🐼Dẫn chứng về các cải tiến nhằm tối ưu trải nghiệm khách hàng, lãnh đạo nhà băng đưa ví dụ về sản phẩm Sinh lời tự động (Auto-Earning). Với tính năng mới, tài khoản giao dịch ngân hàng điện tử của khách hàng có thể tự động tạo ra lợi nhuận theo ngày, từ các khoản tiền nhàn rỗi. Song song đó, ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng giải pháp T-Pay thanh toán một chạm, khả dụng tại hơn 3.600 cửa hàng WINlife trên toàn quốc để thu hút khách hàng mới.
𒉰Cùng với chiến lược về sản phẩm, chuyển đổi số cùng khả năng kiểm soát rủi ro, chi phí cùng là động lực để nhà băng chinh phục các mục tiêu của năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức. Việc đầu tư vào công nghệ, data giúp ngân hàng khai phá những phân khúc không phải là thế mạnh như: SME, sản phẩm cho vay tín chấp, cho vay tiêu dùng.
⛦"Tôi tin rằng với các động lực đã đầu tư như công nghệ, data, năng lực tài chính tốt sẽ giúp Techcombank đi vào các phân khúc khách hàng, sản phẩm khác hiệu quả", ông Hồ Hùng Anh nói.
Hồng Thảo