Tỷ phú Anh hôm qua (20/4) cho biết hai hãng bay này cần tiền từ chính phủ Anh và Australia để tiếp tục hoạt động "trong bối cảnh hoạt động di chuyển bất ổn trầm trọng". Trong thư gửi nhân viên, Branson giải thích sự tồn tại của Virgin Atlantic và Virgin Australia là điều q🎃uan trọng, ൩nhằm cung cấp sự cạnh tranh cần thiết với các đối thủ British Airways và Qantas. "Nếu Virgin Australia biến mất, Qantas sẽ độc quyền bầu trời Australia", ông viết.
Branson đã bơm 250 triệu USD vào các công ty thuộc Virgin Group do ông sáng lập, nh🉐ằm đối phó tác động của đại dịch. Tỷ phú cho biết ông sẽ thế chấp đảo riêng Necker Island tại Caribbean "để huy động nhiều tiền nhất có thể nhằm bảo vệ việ🀅c làm cho nhân viên".
Ông cho biết Virgin Atlantic sẽ tìm cách vay từ chính phủ Anh và sẽ hoàn trả đầy đủ. Dù vậy, ông không cho biết chi tiết hãng bay này cần bao nhiêu tiền. "Cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ này đang khiến rất nhiều hãng bay cần chính phủ hỗ tr𒈔ợ. Nhiều hãng đã nhận được rồi. Nếu họ không tồn tại, cạnh tranh cũng sẽ không còn, hàng trăm nghìn lao động sẽ mất việc, làm gián đoạn sự kết nối và mất đi các giá trị kinh tế quan trọng", ông cảnh b🦹áo.
Lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại đã khiến ngành hàng không toàn cầu khốn đốn. Hàng chục hãng phải xếp xó máy bay và cho nghỉ nhân viên nghỉ không lương. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) tuần trước dự báo doanh thu cá꧋c hãng bay chở khách năm nay sẽ giảm nửa so với năm ngoái, tương đương 314 tỷ USD.
Rất nhiều mảng kinh doanh của Virgin Group chịu ảnh hưởng nặng vì đại dịch, gồm hàng k🍸hông, giải trí, khách sạn và du thuyền. "Thách thức hiện tại là không có doanh thu mà chi phí lại lớn", ♚Branson cho biết. Tập đoàn này hiện có khoảng 70.000 nhân viên tại 35 quốc gia.
British Airways và Virgin Atlantic đã phải cho khoảng 38.000 nhân viên tạm nghỉ việc và nhờ cậy chính phủ trả lương cho khoảng 80% nhân lực. Một ngườiꦗ phát ngôn của Virgin Atlantic cho biết họ "đang xem xét tất cả lựa chọn huy động vốn từ bên ngoài".
Virgin Australia thì đã lỗ 7 năm liên tiếp trước khi đại dịch xuất hiện. Công ty này từng đề nghị chính phủ cho vay 1,4 tỷ đôla Australia để vượt qua khủng hoảng. Tuy nhiên, chính phủ lại đề nghị các cổ đông của hãng vào cu♐ộc. Hôm qua, đề xuất cuối cùng của họ là trợ cấp 20🌱0 triệu AUD đã bị chính phủ từ chối. Hãng bay đang lên kế hoạch tái cấu trúc và sẽ tìm chủ mới trong vài tháng tới. Hơn 10 tổ chức đã bày tỏ sự quan tâm đến việc này.
Hà Thu (theo CNN, Reuters)