Khi mới phát hiện, u ở đỉnh phổi của anh Tưởng kích thước 1,5 cm, bác sĩ chẩn đoán lành tính, không phẫu thuật. Anh tái khám mỗi năm, u không tiến triển suốt 15 năm qua. Giữa năm ngoái, bác sĩ khám ghi nhận u to lên khoảng 2 cm. Tháng 7 năm nay, anh khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, u l𓆏ớn 3 cm và có thêm m♒ột khối u nhỏ cạnh bên.
Ngày 25/7, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết hai khối u nằm ở trên vòm thành ngực, gần các mạch máu lớn. U to theo chiều dài, nếu chọc kim sinh thiết dễ gây thủng phổi, tổn thương các mạch máu lớn xung quanh. Dù lành hay ác tính thì khi khối u to lên, cần loại bỏ. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật nội soi loại bỏ hoàn t🌄oàn khối u cho bệnh nhân.
Ê kíp mở ba đường mổ nhỏ 0,5-1 cm để đưa dụng cụ vào lồng ngực, dưới sự hỗ trợ của video nội soi (4K) dễ dàng bóc trọn vẹn hai khối u thành ngực trong một giờ. Kết quả giải phẫu bệnh xác định u bao sợi t𒐪hần kinh (schwannoma) lành tính.
BS.CKI Trần Quốc Hoài, khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, cho biết schwannoma là khối u của vỏ dây thần kinh, phát triển từ tế bào schwann bao quanh sợi thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương, tủy sống hay dây thần kinh ngoại biên, rễ thần kinh. U có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, phổ biến ở mặt, tay chân, cột sống, não, ổ bụng với tỷ lệ khoảng 4,4-5,2/100.000 người lớn mỗi năm. "Vị trí u ở⛎ thành ngực và phát triển vào trong lồng ngực như của anh Tưởng hiếm gặp", bác sĩꦿ Hoài nói.
U schwannꦆoma thường phát triển chậm nên có thể tồn tại trong thời gian dài mà không gây triệu chứng rõ ràng. Trường hợp anh Tưởng, sống chung với u 16 năm mà không có , khó thở, ho, sốt. Nếu không tình cờ phát hiện, u âm thầm to lên chèn ép mạch máu xung quanh dẫn tới nhiều biến chứng khó lường.
Anh Tưởn🌸g sinh hoạt bình thường chỉ vài giờ sau mổ, khỏe mạnh xuất viện sau hai ngày.
Hầu hết trường hợp u schwannoma là u lành tính, chỉ một số ít tiến triển thành ác tính. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đi khám, vì u phát triển, chèn ép các cấu trúc lân cận gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể u schwannoma tiền đình gây suy giảm thính giác, mất thăng bằng, u ở mặt làm giảm thị lực, gây liệt mặt, rối loạn vị giác, khó nuốt, u hình thành ở cột sống khiến người bệnh đau nhức thắt lưng, tê liệt chi dưới...Loại u này có thể gặp mọi lứa tuổi, hay gặp ở nhóm tuổi 20-50, có khả n🐟ăng xuất hiện sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật.
Theo bác sĩ Hoài, hiện không có biện pháp phòng ngừa u schwannoma vì nguyên nhân gây bệnh chưa rõ. Để phát hiện và điều trị bệnh sớm, bác sĩ khuyến cáo khám sức khỏe tổng quát địnhꦍ kỳ.
Thu Hà
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |