Khi mới phát hiện u nhỏ như hạt đậu, không đau, anh không đi khám. Nay u phát triển to như quả trứng chèn ép cổ trái gây mệt mỏi, khó nói chuyện, anh được bác sĩ chẩn đoán rối loạn tâꦯm thần, trầm cảm, điều trị bằng thuốc không bớt.
Ngày 11/1, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết cổ trái anh Quyết sưng to, cứng do khối u choán chỗ. Khối u nằm ngay ngã ba chỗ chia động mạch cảnh trong và mạch cảnh ngoài, kích thước 5,5 cm. Đây là u Schwannoma (u bao sợi thần kinh lành tính) phát triển từ tế bào schwann trong hệ thần kinh ngoại biên hoặc rễ thần kinh. U to chèn ép động mạch cảnh, kh⭕iến động mạch cảnh teo nhỏ 50% so với kích thước bình thường. Đường đưa máu lên não bị thu hẹp, gây thiếu máu não khiến bệnh nhân mệt mỏi thời gian dài.
Ê kíp phẫu thuật loại bỏ khối u cho bệnh nhân. Do u nằm ngay sau nên ê kíp mổ tách động mạch cảnh sang một bên để tiếp cận khối u. Khối u ở sát tuyến mang tai, nếu 🗹không cẩn thận khi thao tác có thể gây biến chứng viêm tuyến m🍌ang tai, sưng nề vùng hàm mặt.
Sau ba🌱 giờ, ca mổ kết thúꦏc, khối u được bóc tách trọn vẹn, không tổn thương mô xung quanh.
Một ngày sau, anh Quyết rời phòng hồiꦚ sức, động mạch cảnh không còn bị chèn ép. Anh được xuất viện 4 ngày sau đó.
Tái khám sau phẫu thuật, anh vui vẻ, có t൲hể nói chuyện bình thường với bác sĩ, khác với lúc uống thuốc điều trị trầm cảm nửa tháng trước.
ThS.BS.CKI Lê Chí Hiếu, khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch thô🐓ng tin, u Schwanno💃ma là bệnh lý ít gặp, với tỷ lệ khoảng 4,4-5,2/100.000 người lớn mỗi năm. Ở trẻ em và thanh thiếu niên, tỷ lệ này là 0,44/100.000 người mỗi năm. Đa số u Schwannoma lành tính, tỷ lệ khối u vỏ thần kinh ác tính chỉ có 0,03/100.000 trường hợp mỗi năm.
Khối u Schwannoma phát triển chậm, có thể tồn tại trong nhiều năm mà không có triệu chứng. U phát triển ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể như cổ, cánh tay, chân, tai trong, não. Biểu hiện khác nhau như mất thính giác, ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng nếu u Schwannoma tiền đình; khó nuốt, liệt cơ mặt, ảnh hưởng đến chuyển động của mắt khi khối u phát triển ở dây thần kinh mặt; đau lư🦩ng nếu u dây thần kinh hông; u Schwannoma não gây đau đầu, mệt mỏi, ảnh hưởng tâm lý...
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí khối u, tốc độ phát triển, triệu chứng. Nếu u nhỏ, bác sĩ theo dõi và chụp CT hoặc MRI vài tháng một lần để theo dõi sự phát triển của khối u. Trường hợp u lớn bác sĩ phẫu thuật loại bỏ. Hầu hết trường hợp u không tái phát nếu được cắt bỏ hoàn toàn. Bác sĩ có thể xạ trị ♕nhằm kiểm soát khối u phát triển, cải thiện triệu chứng.
Bác sĩ Hiếu cho biết không có biện pháp nào ngăn ngừa u Schwannoma vì khônꩵg rõ nguyên nhân hình thành. Khoảng 10% trường hợp có liên quan đến di truyền. Nếu có người thân được chẩn đoán mắc bệnh u xơ thần kinh, bệnh Schwannoma hoặc bệnh tổ hợp Carney (tình trạng di truyền hiếm gặp đặc trưng bởi da đốm, tăng sắc tố hoặc các vết đồi m♑ồi; u liên kết (hầu hết lành tính) chủ yếu ở da và tim) cần khám tầm soát u bao sợi thần kinh.
Thu Hà
* Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |