Truyền thông Ukraine cuối năm ngoái đưa tin Kiev bắt đầu sử dụng thiết bị không người lái (UAV) tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), có khả năng phát hiện và tự động tấn công mục tiêu mà 🎀không cần người điều khiển.
Vũ khí này có tên Saker Scout, thuộc dạng UAV 4 động cơ, có thể mang tối đa 3 kg thu♏ốc nổ, tầm hoạt động khoảng 12 km, do công ty công nghệ Saker của Ukraine phát triển. Saker được thành lập năm 2021 với mụ✨c đích ban đầu là cung cấp giải pháp giá rẻ về AI cho các doanh nghiệp nhỏ. Công ty chuyển đổi sang phát triển công nghệ quốc phòng sau khi xung đột bùng phát ở Ukraine đầu năm 2022.
Saker Scout có cả 🍌chế độ điều khiển thủ công và chế độ vận hành tự động. Nó được tích hợp với hệ thống quản lý chiến trường "Delta", một dạng bản đồ điện tử được quân đội Ukraine sử dụng để theo dõi diễn biến trên thực địa. Khi đảm nhận nhiệm vụ trinh sát, UAV sẽ tự động nhận dạng và đánh dấu vị trí các phương tiện quân sự đối phương trong tín hiệu video gửi về sở chỉ huy, cho phép triển khai mệnh lệnh tập kích một cách nhanh chóng, có 🌌thể bằng tên lửa, rocket hoặc UAV góc nhìn thứ nhất (FPV).
Người phát ngôn của Saker cho biết UAV có thể nhận diện tới 64 loại "vật thể quân sự" khác nhau, trong đó có xe tăng và thiết giáp chở quân. Phần mềm của UAV liên tục được cập nhật để bổ sung phương tiện mới của đối phương vào danh sách nhận diện. UAV này có thể tự tìm đường kể cả khi tín hiệu GP𓄧S♏ bị nhiễu nhờ khả năng điều hướng dựa trên các điểm cố định ở trên mặt đất.
Điểm nổi bật nhất của Saker Scout là năng lực tự động dò tìm và tấn công mục tiêu mà không cần người điều khiển. Nhà sản xuất cho biết Saker Scout đã được sử dụng ở chế độ này trong xung 𝄹đột U🤡kraine, song chỉ trên quy mô nhỏ.
Đây là lần đầu tiên vũ khí tự động được xác nhận sử dụng trên chiến trường. Báo cáo của Liên Hợp Quốc (LH♚Q𝓀) cho biết loại vũ khí này có thể đã được dùng tại Libya hồi năm 2020, song thông tin chưa được xác thực.
Theo công ty, việc sử dụng Saker Scout ở chế độ tự động "ít tin cậy" hơn so với khi điều khiển thủ công, song điều quan trọng là phải nhanh chóng triển khai vũ khí có k🐼hả năng thay đổi cục di🐽ện ra chiến trường.
"Ukraine sẽ cần một lượng lớn UAV có khả năng tự động định vị và tấn công mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả", người phát ngôn của Saker nóiꦍ.
Paul Scharre, giám đốc viện nghiên cứu Trung tâm An ninh Mới của Mỹ, cho biết công nghệ vũ khí tự động, còn gọi là "robot sát thủ", đã có từ lâu, song vẫn còn một số nhược điểm, bao gồm nguy cơ xác định🔜 nhầm mục tiêu.
"Các hệ thống đều có một tỷ lệ nhận nhầm mục tiêu nhất định, điều đã được dự báo trước", Scharre nói. "Về bản chất ཧthì con người có khả năng nhận diện đối tượng tốt hơn nên công cụ AI nhiều khả năng sẽ chỉ được dùng trong các tình huống cần thiết, ví dụ như khi tín hiệu liên lạc với UAV bị gián đoạn, hoặc khi người điều khiển có nguy cơ bị nhắm tới".
LHQ những năm qua thường xuyên thảo luận việc áp đặt các hạn chế pháp lý đối với vũ khí tự động, song tới nay vẫn chưa có bộ luật cụ 🍰thể nào được ban hành.
Hồi đầu tháng 10/2023, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres và Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) Mirjana Spoljaric khẳng định giải quyết vấn đề robot sát thủ l꧅à "một trong những ưu tiên nhân đạo toàn cầu". Họ 🔯kêu gọi các nước thiết lập những lệnh cấm và hạn chế cụ thể với loại vũ khí tự động này trước năm 2026 nhằm "bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai khỏi hậu quả khi sử dụng chúng".
Trong khi đó, Bộ t💎rưởng Chuyển đổi số Ukraine Mykhailo Fedorov từng nhấn mạnh việc phát triển UAV📖 sát thủ tự động là một bước đi "hợp lý và không thể tránh khỏi", thêm rằng Kiev đã đầu tư rất nhiều vào việc nghiên cứu mảng này.
Phạm Giang (Theo New Scientist, Forbes)