Dòng người đặ𒁏t hoa tưởng niệm các nạn nhân Chernobyl tại Kyev, hôm qua. |
Tại Kiev, cách Chernobyl khoảng 130 km về phía nam, hàng trăm người dân Ukraina đã tập trung trước đài tưởng niệm các nạn nhâꦅn lúc 1h23 sáng qua, đúng thời điểm biến cố xảy ra. Họ đặt hoa và đốt nến trước bức tường đá ghi tên hàng trăm nạn nhân.
Và gần 1.000 người tập trung tại đài tưởng niệm Chernobyl ch🌌iều qua. Một số người đặt ảnh người thân tại đó.
“Không gì có thể so sánh với nỗi đau của một người mẹ”, Praskoviya Nezhyvova, một phụ nữ đã nghỉ hưu cầm trên tay bức ảnh đứa con trai. Bà cho biế♛t Viktor, con trai bà, chết vì ung🧔 thư dạ dày năm 1990 ở tuổi 44.
Ukraina đóng cửa lò phản ứng cuối cùng của Chernobyl vào tháng 12/2000. Nhưng các chuyên gia nước này nói rằng bức tường bằng xi măng và thép được xây vội vàng để bao quanh lò phản ứng cần được sửa chữa gấ🤪p. Trong khi đó, giới chức khẳng định địa điểm này an toàn.
Theo Bộ Y tế Ukraina, tính đến đầu năm nay, hơn 2,3 triệu người trong đó có 452.000 trẻ em đã phải nhập viện vì những bệnh liên quan đến phóng xạ hạ𝕴t nhân. Khoảng 4.400 người chết vì thảm hoạ 🧸này.
Tạ💝i Minsk, thủ đô của Belarus, khoảng 1.000 người tuần hành để tưởng niệm các nạn nhânꦅ vụ thảm hoạ hạt nhân và họ chỉ trích rằng chính phủ đã không giúp đỡ các nạn nhân một cách thoả đáng.
“Chúng tôi sẽ chết như những con ruồi và chính phủ chẳng phản ứng gì cả”, Georgy Lepin, người tꦍừng tham gia dọn dẹp nhà máy sau vụ nổ, nói.
Những căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến Chernobyl là ung thư tuyến giáp, ung thư máu cũng như nhiều trường hợp bất ổn tâm thần sau thảm hoạ.ꦬ
Khoảng 7 triệu người dân cácꦆ nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ, trong đó có Belarus, Nga và Ukraina đã bị ảnh hưởng về thể chất hoặc tâm lý trong biến cố hạt nhân nꩲgày 26/4/1986 khi lò phản ứng số 4 nổ và bốc cháy.
Một vùng đất rộng lớn đã bị nhi𓆉ễm phóng xạ khiến hàng trăm nghìn người phải rời khỏi khu vực này.
Ngọc Sơn (theo AP)