"Hôm nay, chúng tôi chính thức tuyên bố chấm dứt hoàn toàn hoạt động buôn bán hàng hóa với quốc gia gây hấn", Bộ trưởng Kinh tế🐭 và Thương mại Ukraine Yulia Svyrydenko hôm 9/4 cho biết trong một tuyên bố. "Kể từ bây giờ, không sản phẩm nào của Nga được nhập khẩu vào lãnh thổ chúng tôi".
Theo Bộ trưởng Ukraine, động thái này nhằm giảm khả năng﷽ ngân sách của Nga được tài trợ cho chiến sự tại quốc gia này.
"Bước đi như vậy của Ukraine có thể làm gương cho các đối tác phương Tây của chúng tôi và kích thích họ tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga, bao gồm thực hiện🐻 lệnh cấm vận năng lượng và cô lập tất cả ngân hàng Nga", tuyên bố nêu thêm.
Từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24/2, hoạt động trao đổi hàng hóa ꦜvà dịch vụ giữa hai nước hầu như không tồn tại. Tuy nhiên, tuyên bố mới nhất của Bộ Kinh tế và Thương mại Ukraine đưa việc chấm dứt nhập khẩu trở thành luật.
Trước xung đột, Nga là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Ukra🍰ine, với hàng hóa nhập khẩu hàng năm trị giá khoảng 6 tỷ USD.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm qua cũng kêu gọi các nước phương Tây áp đặt lện🔜h trừng phạt nghiêm ngặt hơn đối với Nga, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Theo ông, nếu không áp lệnh cấm dầu mỏ, Nga sẽ "có cảm giác không 🧔chịu thiệt hại" vì nguồn thu của Nga chủ yếu đến từ dầu mỏ và khí đốt.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ đã dẫn dắt các đồn🔜g🎉 minh áp nhiều vòng trừng phạt với Nga, như loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, cấm nhập khẩu nhiều nguồn hàng từ Nga và bỏ quy chế tối huệ quốc với nước này. Mỹ cũng công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu và các loại năng lượng khác từ Nga.
Nga đáp trả bằng cách cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng trong lĩnh vực viễn thông, y tế, ôtô, nông nghiệp, kỹ thuật điện và công nghệ đến hết năm 2022. Moskva cũng yêu cầu cáꦰc nước "không thân thiện" phải mua năng lượng Nga bằng đồng ruble và có thể mở rộng thêm các mặt hàng phải giao dịch bằng đơn vị ♋tiền tệ này.
EU tuần này thông báo sẽ cấm tàu Nga cập cảng EU từ 16/4 và cấm vận than Nga từ đầu tháng 8. Liên minh chưa đưa ra biệ𝓡n pháp cấm vận với dầu mỏ khí đốt Nga vì đang phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nước này. Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu. Khoảng 25% nguồn dầu mỏ cho châu Âu cũng đến từ Nga.
Tháng trước, EU đặt mục tiêu hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga vào năm 2027. EU và Mỹ trước đó cũng ký thỏa thuận cung cấp thêm khí đốt của Washington cho châu Âu. Mỹ cho biết sẽ làm việc với các đối tác quốc tế, cố gắng đảm bảo ít nhất 15 tỷ mét khối khí hóa lỏng (LN🌳G) cho thị trường EU vào năm 2022 và tiếp tục tăng trong tương lai.
Huyền Lê (Theo Reuters)