Quân đội Nga tuần trước thôꦰng báo phá hủy hai xe tăng Leopard của Ukraine gần làng Stelmakhovka thuộc tỉnh Lugansk. Video được công bố cho thấy máy bay không người lái (UAV) tự sát Lancet hạng nhẹ tập kích hai xe tăng dường như bị sa lầy trên c𓆉ánh đồng trống trải.
Chuyên gia quân sự Mỹ David Axe nhận định mục tiêu bị tấn công là xe tăng Strv 122, phiên bản hiện đại nhất của xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 thuộc biên chế Lữ đoàn Cơ giới số 21 Ukraine. Đây là mẫu xe tăng được Thụy Điển nâng cấp sâu từ dòng Leopard 2A5, trang ꦰbị nhiều tính năng hiện đại.
Xe tăng chủ lực Strv 122 được Thụy Điển thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu nội địa, trong đó có tác chiến ở các khu vực rừ🍷ng rậm và địa hình đô thị. Loại xe này vẫn sử dụng pháo Rheinmetall Rh-120 L/44 nguyên bản của Leopard 2A5, vốn có tính năng xạ kích thua kém mẫu L/55 trên xe tăng Leopard 2A6 Đức.
Tuy nhiên, điểm mạnh nhất của Strv 122 nằm ở khả năng phòng vệ. Nó được ứng dụng hàng loạt cải tiến để khắc phục nhược điểm của biến thể Leopard 2A5, trong đó bổ sung những khối giáp gia cường ở mặt trước thân xe và nóc tháp pháo để đối phóꦇ với vũ khí chống tăng tiên tiến, tương tự mẫu Leopard 2A6EX do Đức phát triển.
Strv 122 được lắp hệ thống hiệp đồng tác chiến tiên tiến, cùng năng lực 🎀chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính và tình báo (C4I). Đây cũng là biến thể Leopard 2 duy nhất được lắp hệ thống lựu đạn khói GALIX do Pháp sản xuất, với khả năng bắn đạn khói để che giấu tín hiệu hồnꦓg ngoại.
"Strv 122 không🎉 chỉ là biến thể Leopard 2A5 có vỏ giáp🧔 kiên cố nhất, mà còn mang đến khả năng bảo vệ vượt trội so với mẫu Leopard 2A6 nội địa của Đức và Hà Lan. Điều đó khiến chúng được coi là phiên bản Leopard 2 hiện đại nhất thế giới hiện nay", Axe nhấn mạnh.
Lữ đoàn Cơ giới số 21, còn có biệt danh là "Lữ đoàn Thụy Điển" vì vận hành toàn khí tài do Stockholm cung cấp, được triển khai đếnꦏ mặt trận đông bắc Ukraine hồi tháng 6 với lực lượng gồm xe chiến đấu bộ binh CV9040C, xe tăng chủ lực Strv 122, pháo tự hành Archer và xe cứu kéo Bgbv 90.
Chưa rõ mức độ hư hỏng của hai xe Strv 122 sau đòn tập kích của UAV Nga, nhưng giới chuyên gia cho rằng cả Moskv♔a và Kiev đều muốn cứu kéo chúng về hậu tuyến. "Ukraine cần thu hồi xe để sửa chữa và đưa chúng trở lại đơn vị chiến đấu, trong khi Nga có thể giành được chiến lợi phẩm quý giá nếu bắt được hai chiếc Strv 122", Axe nói.
Tổng cộng 120 xe Strv 122 đã được xuất xưởng trong giai đoạn 1994-2002, nhưng quân đội Thụy Điển dường như♉ chỉ vận hành hơn 40 chiếc trước khi viện tr♍ợ 10 xe cho Ukraine hồi đầu năm nay.
Chưa có dấu hiệu nào cho thấy Thụy Điển sẵn sàng cung cấp thêm xe tăng Strv 122 để bù đắp tổn thất cho quân đội Ukraine. "Lữ đoàn 21 mất đi 20% lực lượng xe tăng tốt nhất của Ukraine và cũng không có biện pháp nào để 🐭thay thế thiệt hại. Điều đó sẽ càng thúc đẩy họ thu hồi những xe bị lực lượng Nga vô hiệu hóa", Axe nhận định.
Vũ Anh (Theo Forbes)