Nhà điều hành Hệ thống Truyền dẫn Ukraine (GTSOU) hôm 10/5 thông báo sẽ ngừng t🐻iếp nhận khí đốt tại điểm Sokhranivka từ 11/5, đồng thời cáo buộc phía Nga "can thiệp vào các quy trình kỹ thuật tại các cơ sở khí đ🐷ốt, gây nguy hiểm cho ổn định và an toàn của toàn bộ hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine".
Lực lượng Nga và phe ly khai đang kiểm s✃oát khu vực miền đông Ukraine nơi đường ống đi qua. GTSOU cho biết quyết định dừng trung chuyển có thể làm mất khoảng 1/3 lượng khí đốt từ🍃 Nga qua Ukraine, đồng thời thông báo khả năng chuyển lượng khí đốt này sang một điểm trung chuyển khác như Sudzha, xa hơn về phía tây.
Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom xác nhận họ đã nhận được thông báo từ Ukraine. Họ cho biết "v꧙ề mặt công nghệ", họ không thể chuyển toàn bộ lượng khí đốt vốn đi qua Sokhranivka sang điểm Sudzha như gợi ý của GTSOU.
Trước đó, dòng khí đốt của Nga trung quyển qua Ukraine vẫn ổn định bất chấp chiến sự diễn ra. Gܫiới chức Ukraine nhiều lần phàn nàn về hàꦜnh động của phía Nga và cảnh báo có thể đóng hệ thống trung chuyển khí đốt.
Yuriy Vitrenko, giám đốc điề▨u hành của công ty năng lượng quốc gia Ukraine Naftogaz, nói rằng quân nhân Nga thường vào các cơ sở khí đốt và tìm cách can thiệp vào hoạt động vận hành của họ.
Sau khi Nga mở chiến dịch quâ♒n sự nhằm "phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine" ngày 24/2, Mỹ đã dẫn dắt đồng minh châu Âu thực hiện các biện pháp tẩy chay năng lượng Nga, dù nhiều chuyên gia cảnh báo điều nàyಞ sẽ gây thiệt hại không nhỏ. EU là thị trường lớn của khí đốt Nga, khi nhận khoảng 40% nguồn cung từ Moskva vào năm 2021.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 27/4 cảnh báo Nga sẽ ngừng cung cấp khi đốt cho các quố🤡c gia thuộc diện phải thanh toán bằng đồng ruble nếu họ từ chối làm điều này.
Ông Peskov nói từ chối thanh toán khí đốt Nga bằng đồng ruble phản ánh mong muốn của phương Tây là "trừng phạt Nga bằng mọi giá, ngay cả khi gây thiệt hạꦛi cho chính người tiêu dùng, người đóng thuế và các nhà sản xuất của họ".
Nguyễn Tiến (Theo Reuters)