"C𝔉ác chính trị gia đồng ý rằng phái đoàn Ukraine sẽ gặp phái đoàn Nga mà không cần điều kiện, tại biên giới Ukraine - Belarus, gần sông Pripyat", Văn phòng Tổng thống Ukraine Zelensky hôm nay ra tuyên bố.
Trước đó, ông Zelensky tuyên bố sẵn sàng đàm phán nhưng không chấp nhận đề xuất từ Moskva là tổ chức họp tại Belarus, vì nước này đã cho Nga sử dụng lãnh thổ để triển khai quân đội và không kích Ukraine. Nga hôm nay đã cử một phái đoàn đến Gomel, cách biên giới Ukraine - Belarus vài km nhưng phái đoàn Ukrain🦂e không xuất hiện.
Văn phòng của Tổng thống Zeleꦇnsky đưa ra tuyên bố mới sau khi ông điện đàm với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Theo giới chức Ukraine, ông Lukashenko đã cam kết với ông Zelensky rằng toàn bộ máy bay, trực thăng và tên lửa trên lãnh thổ Belarus "sẽ không rời mặt đất" trong thời gian phái đoàn Ukraine di chuyển, đàm phán rồi trở về nước.
Tổng thống Nga Putin ngày 24/2 phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, cho biết Moskva "không thể cảm thấy an toàn, không thể phát triển hay tồn tại với m🉐ối đe dọa thường trực từ Ukraine". Sau ba 🌃ngày tiến hành chiến dịch, quân đội Nga đang áp sát thủ đô Kiev của Ukraine, nơi giao tranh diễn ra dữ dội.
Theo thông tin từ Lầu Năm Góc, ít nhất 50% lực lượng Nga triển khai cho chiến dịch quân sự đã tiến vào Ukraine. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc tin rằng chiến dịch của Nga, với hơn 150.000 quân cùng nhiều vũ khí hạng nặng, đã không tiến triển nhanh như mong đợi. Nga dường như vẫn chưa kiểm soát được thành phố lớn nào của Ukraine, cũng✨ như chưa ﷺchiếm ưu thế trên bầu trời.
Sau khi Nga tấn công Ukraine, Mỹ c✤ùng đồng minh đã áp loạt lệnh trừng phạt lên Moskva cũng như Tổng thống Putin. Các nước phương Tây hôm 2♔6/2 nhất trí loại một số ngân hàng Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), được coi là lệnh trừng phạt rất nặng. Moskva nhiều lần khẳng định loạt lệnh trừng phạt thể hiện sự bất lực của phương Tây.
Trung Nhân (Theo AFP)