Mới xuất hiện cuối tuần trước, Zao đã nhanh chóng leo lên h🅰ạng đầu mục Giải trí của kho ứng dụng App Store. Các bài viết có hashtag liên quan tới Zao cũng đạt hơn 8 triệu lượt xem trên mạng xã hội ꧒Weibo. Những người dùng thử cho biết họ chỉ cần chọn một ảnh chân dung của mình và mất 8 giây để ứng dụng ghép khuôn mặt vào trong các video, biến họ thành ngôi sao trong phim Game of Thrones, Titanic...
Tuy nhiên, bên cạnh sự lan truyền trên mạng xã hội, Zao cũng gây tranh cãi về quyền riêng tư. Ứng dụng sử dụng công nghệ AI tương tự các phần mềm DeepFake hoán đổi khuôn mặt trước đây. Bloomberg cho biết, trong ứng dụng có điều khoản rằng nó có toàn quyền sử d🔴ụng hình ảnh của người dùng như tài sản "vĩnh viễn, miễn phí, không thể xóa bỏ, có thể chuyển nhượng". Có nghĩa, Momo sẽ sử dụng ൲và chia sẻ ảnh của người dùng cho các bên thứ ba.
Sau một loạt những chỉ trích trên App Store, các nhà phát triển Momo cũng đã loại điều khoả♛n này và khẳng định sẽ xóa tất cả ảnh mà người dùng tải lên trước đó. "Chúng tôi hiểu những lo ngại về quyền riêng tư. Chúng tôi đã nhận nhiều phản hồi và sẽ xử lý vấn đề, nhưng sẽ cần một chút thời gian", đại diện Momo chia sẻ trên Weibo.
Một số mạng x♋ã hội như WeChat cũng đã chặn hiển thị các thông tin liên quan tới Zao.
Hồi tháng 7, một ứng dụng AI khác là FaceApp cũng gây "bão" trên mạng xã hội với 80 triệu lượt tải. Ứng dụng do Wireless Lab (Nga) phát triển này sử dụng trí🔯 tuệ nhân tạo để biến đổi khuôn mặt trong ảnh sang các trạng thái khác nhau, như biến trẻ thành già, đổi giới tính... Việc xử lý ảnh trên "đám mây" của phần mềm này bị nhiều chuyên gia lo ngại sẽ thu thập thông tin cá nhân, vi phạm quyền riêng tư người dùng.