Thông tin nêu tại hội nghị giao ban khoa học công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND tỉnh Bến Tre tổ chức, sáng 14/6. Theo Vụ ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ, giai đoạn 2022-2024, các địa phương trong vùng triển khai 458 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học. Các nhiệm vụ sau khi kết thúc phần lớn tạo ra
sản phẩm có hàm lượng k꧅hoa học và công nghệ cao, có khả năng ứng dụng và nhân rộng. Trong đó khoa học nông nghiệp 157 nhiệm vụ chiếm tỷ lệ 34,3%.
Tại tỉnh Hậu Giang đã nghiên cứu và ứng dụng thành công một số chế phẩm vi sinh để phòng trừ hiệu quả bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi và bệnh thán thư trên cây ăn quả. Nghiên cứu này góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển bềᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚn vững lĩnh vực sản xuất cây ăn trái với hiệu quả phòng trừ trên 70%, tăng hiệu quả kinh tế trên 10% so với đại trà.
Tỉnh Bến Tre nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cua biển với tỷ lệ sống trên 40%, năng suất 2 tấn trên một ha mỗi vụ. Nghiên cứu góp phần đa dạng đối tượng nuôi cho vùng nước mặn lợ, tận dụng tối đa tiềm năng mặt nước và phát triển nghề nuôi cua biển từ các ao nuôi tôm kém hiệu quả, hạn🍸 chế được rủi ro. Mô hình giúp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân tỉnh Bến Tre trên diện tích đất canh tác.
Cũng tại Bến Tre, các nhà khoa học xây dựng quy trình ươm nuôi cá mú trân châu và quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm loài cá này trong ao🧔 đất. Mô hình đem lại hiệu quả kinh tế với tỷ suất lợi nhuận 17,4%. Dự án nghiên cứu đã tổ chức tập huấn cho 30 học viên, phối hợp với doanh nghiệp định hướng phát triển sản phẩm cá mú trân châu Bến Tre. Các đơn vị và địa phương đã phối hợp xây dựng thành công sản phẩm OCOP cá mú trân châu cấp đông với mức phân hạng sản phẩm là 3 sao và xúc tiến thị trường tiêu thụ.
Ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, năm 2023 tỉnh đã đạt và vượt 15/24 chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy. Trong đó, các chỉ tiêu cơ bản như thu ngân sách, GRDP bình quân đầu người, lao đ𒅌ộng qua đào tạo, giải quyết việc làm, tỷ lệ đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới... đều đạt và vượt so với Nghị quyết. Kết quả này có sự đóng góp của ngành khoa học và công nghệ thể hiện qua đóng góp của các nhân tố tổng hợp TFP vào tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) vượt chỉ tiêu và đạt 47%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao ꦉtrong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 37%; là tỉnh có 9 Chỉ dẫn địa lý thuộc nhóm đầu của cả nước về bảo hộ Chỉ dẫn địa lý.
Tại tỉnh Long An đã nghiên cứu, triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử sử dụng mã QR cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như rau, dưa lưới, chuối, thanh long tại một số hợp tác xã tại địa phương. Long An đã xây dựng mô hìnﷺh nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ 4.0 tại huyện Tân Trụ.
T𓆏ỉnh An Giang ứng ไdụng thiết bị bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật, sạ lúa, rải phân phục vụ hoạt động sản xuất lúa của Hợp tác xã nông nghiệp Sơn Hòa.
Tại Tiền Giang nhiều nghiên cứu ứng dụng vào xây dựng các mô hình v♋ườn sầu riêng áp dụng kỹ thuật tiên tiến𝓰 phục hồi sau hạn mặn và thích ứng với xâm nhập mặn. Nghiên cứu ứng dụng ao lót bạt HDPE để trữ nước ngọt đủ tưới cho cây sầu riêng trong 4 tháng mùa khô đã mang lại hiệu quả.
Các nhà khoa học đã xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nhân giống nấm dạng dịch thể và sản xuất nấm ăn - nấm dược liệu tại thành phố Cần Thơ; Xây dựng mô hình nuôi tôm sú (Penaeu♑s monodon) kết hợp với các đối tượng có giá trị kinh tế cao (cá đối mục, cá măng) theo hướng bền vững tại khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng...
Theo Vụ Ứng dụng công nghệ và Tiến bộ kỹ thuật, đóng góp nổi bật nhất của khoa học công nghệ tro🐻ng lĩnh vực này đã góp phần đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương, của Vùng trongꦛ bối cảnh biến đổi khí hậu, dịch bệnh ngày càng gia tăng.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, đánh giá các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tại các địa phương🔥 vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng gắn với thực tiễn sản xuất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ông cho rằng, vùng còn nhiều khó khăn, thách thức trong đó có ứng phó tình trạng hạn, xâm nhập mặn, sạt lở đang diễn ra ngày ꦚcàng khốc liệt tại nhiều địa phương. Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, thảo luận của các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp nhằm thống nhất hành động đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.
Trong phiên tham luận, nhiều giải pháp cho hạn hán, xâm nhập mặn đã được trình bày. Trong đó PGS.TS Phùng Chí Sỹ (Đại học Nguyễn Tất Thành) đề xuất hạt polyme siêu hấp thụ nước được xem như giải pháp trong nông nghiệp và cây trồng. Khả năng hấp thu nước của hạt polyme này gấp từ 300 đến 400 lần so với trọng lượng chính nó, trung bình 1 kg có thể hấp thụ đến 350 lít nước với khả năng lưu giữ 6 - 12 tháng, thậm chí lâu hơn. Ông cho rằng, polyme siêu hấp thụ nước có chức năng giữ ẩm, cung cấp đủ nước cho cây, cải tạo đất thêm tơi xốp, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, xanh tốt. Giải pháp này được cho giúp giảm 95% tỷ lệ cây chết do thiếu nước. Ngoài ra, PGS Sỹ đề cập các phương pháp giữ nước ngọt như sử dụng túi ca🦩o su, máy lọc nước từ không khí.
Đại diện Đại học Quốc gia TP HCM đề xuất công nghệ chuyển hóa phụ phẩm nông nghiệp thành carbon xốp làm điện cực cho thiết bị khử mặn nước tưới tiêu tại đồng bằng sông Cửu Long. Thiết bị khử mặn MCDI hoạt động theo nguyên lý hấp phụ điện hoá trên nền vật liệu carbon xốp sử dụng nguồn nguyên liệu sinh khối vốn có trữ lưꦇợng dồi dào tại các tỉnh của vùng. Sản phẩm này đáp ứng được các yêu cầu khử nước mặn do sử dụng công nghệ đơn giản, chi phí thấp và tiêu hao năng lượng thấp.
Tro🉐ng khuôn khổ hội nghị, Cục Sở hữu Trí tuệ cùng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre công bố tạo lập, bảo hộ xác lập quyền Chỉ dẫn địa lý cho 7 sản phẩm chủ lực gồm sầu riêng, tôm càng xanh, xoài tứ quý, cua biển, chôm chôm, gạo và ꧑nghêu.
Hà An