Nghiên cứu này do Masan High-Tech Materia꧙ls (MHT), công ty thành viên của Tập đoàn Masan khởi xướng nhằm cải thiện hiệu suất và độ an toàn của pin Li-ion - một loại pin phổ biến trong các thiết bị như điện thoại, xe điện. Loại pin này có thể sạc nhiều lần, tích trữ lượng điện lớn nhưng có nhiều nhược điểm như độ an toàn, vòng đời ngắn, dễ gây ảnh hưởng đến môi trường.
MHT hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Mặt trời và Hydrogen Baden-Wurttemberg của Đức, nghiên cứu về việc sử dụng lớp phủ cathode gốc Vonfram trong pin Li-ion. Sau bước đầu đánh giá mꦐức độ phù hợp của một số tiền chất Vonfram, hai đơn vị tiến hành các thử nghiệm đầu tiên về lớp phủ. Lớp phủ gốc Vonfram làm tăng đáng kể tính ổn định của chu kỳ pin Li-ion kể cả với các hạt có trọng lượng rất nhỏ.
Sắp tới, đơn vị này 𒅌thực hiện thêm các nghiên cứu về điện hóa, phát triển các hóa chất Vonfram phù hợp dành riêng cho việc cải thiện hiệu suất và độ an toàn của pin. Theo đơn vị, việc sản xuất pin với hiệu suất cao và an toàn hơn là yếu tố quan trọng thúc đẩy sử dụng pin rộng rãi trên toàn cầu.
Tháng 7 năm nay, công ty con của MHT là H.C. Starck Tungsten Powders (HCS) cũng đầu tư 52 ꦆtriệu Euro vào Nyobolt để thúc đẩy ứng dụng vật liệu Vonfram công nghệ cao trong sản xuất và sử dụng pin. Nyobolt là công ty đang nghiên cứu thương mại hóa sản phẩm pin sử dụng vật liệu 𒐪Vonfram, có thể sạc đầy 90% trong chưa đầy 5 phút, đồng thời tuổi thọ cũng dài hơn 5-10 lần. Loại pin này được kì vọng sẽ giúp giải quyết những bài toán mới và tạo ra một hệ sinh thái năng lượng sạch.
Theo các chuyên gia, pin Li-ion sử dụng Vonfram trong tương lai sẽ có thể lưu trữ hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, hạn chế tác động từ các nhiên liệu hóa thạch ô nhiễm, cắt giảm khí thải nhà kính. Công nghệ thúc đẩy điện khí hóa phương tiện giao thông không phát sinh khí thải (net zero), lưu trữ năng lượng sạch, có kh🌃ả năng tái tạo trên và ngoài lưới điện, gópꦏ phần hiện thực hóa các mục tiêu lượng sạch được chính phủ các nước đặt ra.
Thỏa thuận hợp t🉐ác giữa HCS và Nyobolt cũng thúc đẩy các chiến lược môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp của cả hai bên, mở rộng năng lực sản xuất, giảm thiểu lượng khí thải carbon🥂 thông qua chương trình tái chế và tái sử dụng.
40% lượng Vonfram hiện nay mà MHT cung cấp đến từ tái chế. Bằng việc khép kín toàn bộ vòng đời sử dụng của pin, công ty thành viên của Massan kỳ vọng sẽ trở thành một thương hiệu xanh, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là bước chuyển đổi từ đơn vị cung cấp vật liệu công nghệ c𒆙ao thành doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng công nghệ cao toàn cầu trong lĩnh vực pin năng lượng. "Nhiều sản phẩm của chúng tôi sử dụng những nguyên liệu được xử lý từ quy trình tái chế. Điều này góp phần hiệu quả trong bảo vệ môi trường", ông Craig Bradshaw - CEO của MHT nói.
Ông Bradshaw cho biết mục tiêu của công ty là tạo ra những giải pháp hướng tới giảm thiểu tác động môi trường. "Chúng tôi cộng tác cùng Nyobolt để phát triển và đa dạng hóa danh mục sản phẩm, thúc đẩy quไá trình thương 𓃲mại hóa để đưa các sản phẩm pin công nghệ mới sớm ra mắt thị trường, đồng thời, cung cấp các vật liệu thiết yếu cho quá trình sản xuất pin", vị CEO nói thêm.
Cũng theo lãnh đạo đơn vị, MHT có chiến lược với ngành pin đến năm 2027. Đơn vị đi từ sở hữu công nghệ sản xuất pin đến mở rộng vật liệu sử dụng trong pin theo hướng thân thiện hơn với môi trường, an toàn,ꦑ hiệu suất cao hơn. Mục tiêu là đưa pin công nghệ cao ra toàn cầu. Danh sách các sản phẩm tái chế của MHT sẽ được mở rộng thêm với Coban, Đồng, Lithium....
Vào đầu năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra mục tiêu tại COP26, Việt Nam sẽ đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã chuẩn bị cho mục tiêu này. Việc đầu tư nghiên cứu công nghệ, vật liệu để đưa ra các sản phẩm xanh hiện là xu thế của các công ty. Sản xuất x﷽anh hay thương hiệu xanh được dự đoán sẽ trở thành một tiêu chuẩn mới để người 🌳dùng cuối lựa chọn sản phẩm.
Hoài Phương