Ngày 7/9, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K, cho biết bệnh nhân bị viêm và tổn thương ở lưỡi khoảng 4 đến 5 năm, tái phát nhiều lần. Gần đây, ông đau nhiều, không ăn uống được, dùng thuốc chống viêm giảm đau không bớt, chảy máu nhiều ở lưỡi nên đi khám. Bác sĩ chẩꦕn đoán ung thư lưỡi có di căn hạch, chỉ định cắt 1/2 lưỡi và nạo vét hạch, sau đó tiếp tục điều trị theo phác đồ.
Tওheo bác sĩ Nam, ung thư lưỡi là bệnh hiếm gặp, thường xảy ra ở nhóm trung niên 50-60 tuổi. Gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều người trẻ tuổi mắc ung thư do răng mẻ thườn🃏g xuyên cọ vào bờ lưỡi gây tổn thương mạn tính và tiến triển thành ung thư. Đây là bệnh ác tính, do lưỡi có nhiều mạch máu nên dễ di căn đến hạch cổ và các cơ quan nội tạng khác.
Nhóm nguy cơ mắc ung thư lưỡi là người có răng bị mòn, mẻ, mọc lệch... khiến răn🎐g cọ vào bờ lưỡi gây tổn thương, viêm bờ lưỡi mạn tính. Tình trạng viêm mạn tính nếu không được kiểm soát có thể sinh ra các tế bào lạ và chuyển thành ung thư. Người có răng sâu, tổn 🥀thương vùng răng lợi mạn tính, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, hoặc nhiễm virus HPV (type 11, 16)... cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh có thể phát hiện sớm do lưỡi là cơ quan bên ngoài dễ dàng quan sát🍌 và cảm nhận được. Đa phần trường hợp mắc ung thư lưỡi có cảm giác tê bì, khó chịu, gai lưỡi, đau khi ăn và uống nước, vị giác thay đổi bất thường... ở vùng lưỡi tổn thương. Các triệu chứng này không xuất hiện một c🐈ách dồn dập nên bệnh nhân có thể bỏ qua.
"Nhiều người nghĩ những tổn thươn♛g như viêm, nhiệt miệng nhất thời và sẽ hết. Khi bệnh nặng, tổn thương trở thành ung thư lan xuống vùng sàn miệng, bệnh nhân đi khám mới phát hiện ung thư", bác sĩ Nam nói.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người cần điều trị sớm các tổn thương vùng răng miệng, khám sức꧒ khỏe định kỳ. Trường hợp có tổn thương viêm bờ lưỡi mạn tính nên khám 6 tháng một lần.
U𒊎ng thư lưỡi ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân thường phải kết hợp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị để kéo dài thời g🃏ian sống.
Minh An