Phụ nữ trẻ dễ mắc ung thư phổi hơn nam giới
Theo số liệu nghiên cứu từ Tạp chí Ung thư năm 2019, có khoảng 1,4% trường hợp ung thư phổi xảy ra ở những người dưới 35. Ung thư phổi gặp nhiều ở người lớn tuổi, tuy nhiên, người trẻ mắc bệnh cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Với người trẻ, khi ung thư phổi xảy ra, nó có xu hướng khác biệt, cả về loại ung thư liên quan và các yếu tố nguy cơ.
Một trong những khác biệt của ung thư phổi ở người trẻ đó là phụ nữ trẻ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này nhiều hơn nam giới. Theo American Lung Association, trong khi ở người lớn tuổi, người mắc bện🅠h ung thư là nam chiếm 57,8% và 45,9% là nữ. Ở người trẻ, ung thư phổi thường gặp nhất là ung thư bi♐ểu mô tuyến.
Sự khác biệt của ung thư phổi ở người trẻ so với người lớn tuổi là mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người trẻ mắc bệnh ung thư phổi chủ yếu phát hiện ở giai đoạn muộn, hầu hết các biểu hiện của bệnh ở giai đoạn 4 (còn được gọi là ung thư phổi di căn). Ung thư di căn nói chung sẽ ảnh hưởng đến một số cơ quan, thường là màng phổi (màng phổi), xương, gan và não.
GS.TS.BS Ngô Quý Châu, Giám đốc chuyên môn, Cố vấn cao cấp khoa Nội hô hấp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, nguyên nhân chính khiến người trẻ phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn là do chẩn đoán chậm trễ. Thông thường nếu người trẻ có các triệu chứng về đường hô hấp sẽ ít nghĩ đến đó là ung thư phổi. Ngay cả khi nghi ngờ ung thư, chụp X-quang ngực, vẫn có thể bỏ sót ung thư phổi ở giai đoạn đầu.
Nguyên nhân gây ung thư phổi ở người trẻ
Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh, nhưng 90% các trường h♊ợp ung thư phổi là do hút thuốc. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ Mỹ (CDC), những người hút thuốc lá có khả năng mắc u đường hô hấp cao gấp 15-30 lần so với những ai không hút.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ung thư liên quan đến 8.734 người lớn mắc bệnh ung thư phổi dưới 35 tuổi, 71,6% là người không hút thuốc và khoảng một nửa trong số đó chưa từng hút thuốc. Các chuyên gia lý giải rằng nguyên nhân dẫn đến bất thường này là do di truyền, các đột biến gen gây nên. Tiền sử gia đình cũng là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư phổi ở người trẻ tuổi.
Chẩn đoán ung thư phổi ở người trẻ tuổi không khác so với người lớn tuổi, bao gồm: chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT), X-quang và một số thăm dò như nội soi phế quản video... Ung thư phổi có thể được chẩn đoán xác định bằng sinh thiết dưới hướng dẫn của chụp CT, siêu âm hoặc nội soi lồng ngực, nội soi trung thất...
Mặc dù thực tế ung thư phổi ở người trẻ tuổi có xu hướng tiến triển khi được chẩn đoán lần đầu, nhưng kết quả dự đoán của họ có xu hướng tốt hơn so với người lớn tuổi có cùng giai đoạn và loại ung thư. Bên cạnh đó, người trẻ hơn thường có khả năng chịu đựng các liệu pháp điều trị ung thư tốt hơn và do đó, họ thường được điều trị tích cực hơn những người lớn tuổi.
Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, để phát hiện sớm ung thư phổi ở người trẻ, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường đường hô hấp như ho kéo dài, đau khi nuốt, khàn giọng..., bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị sớm. Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát, sau đó chỉ định thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng sau như chẩn đoán hình ảnh, nội soi phế quản video. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện sinh thiết nhằm kiểm tra xem khối u ở vị trí này là lành hay ác tính bằng một trong những cách như nội soi lồng ngực, nội soi trung thất, sinh thiết phổi dưới hướng dẫn của CT...
Sau khi phân tích các mẫu mô, nếu kết quả dương tính với tế bào ung thư, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm các kiểm tra khác, chẳng hạn như chụp xương, siêu âm ổ bụng, chụp cộng hưởng từ sọ não... nhằm xác định xem ung thư đã lan rộng hay chưa, đang ở giai đoạn nào.
Hiện nay, những tổn thương ở phổi có thể phát hiện sớm bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, các trường hợp ung thư phổi giai đoạn sớm có thể được phát hiện nhờ máy chụp X-quang treo trần kỹ thuật số, hệ thống chụp CT 768 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo, kết hợp với giải phẫu bệnh. Do đó, những người hút thuốc lá,ꦫ người làm việc trong môi trường thường xuy💫ên tiếp xúc với các chất độc hại trong thời gian dài như amiăng, thạch tín, cadimi, crom, niken, uranium... cần khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện sớm những bất thường và xử trí kịp thời.
Anh Chi