"Mỹ cần chấm dứt điều này một cách có trách nhiệm, khôi phục năng lực răn đe và hòa bình, chủ động kiểm soát leo thang căng thẳng thay vì chỉ phản ứnꦅg theo từng diễn biến", ứng viên cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz nói trong cuộc phỏng vấn ngày 24/11 khi đề cập xung đột Nga - Ukraine.
Ông nhắc lại quan điểm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng cần phải kết thúc chiến sự tại Ukraine. "Chúng ta phải thảo luận ai sẽ ngồi vào bàn đàm phán, đó sẽ là thỏa thuận hay lện🅰h đình chiến, làm cách nào để ♏hai bên đồng ý đối thoại và khung thỏa thuận sẽ như thế nào", ông cho hay.
Mike Waltz tiết lộ đã gặp Cố vấn An ninh Quốc gia đương nhiệm Jake Sullivan, đồng thời cảnh báo các quốc gia đối địch với Mỹ không nên tận dụng quãng thời gian trước khi ông Trump nhậm chức để giành lợi thế. "Nếu đối phương cho rằng giờ là thời điểm thuận lợi để khiến hai chính quyề🐻n đối đầu nhau🐼 thì họ đã sai, vì chúng tôi đồng lòng", ông nói.
Ông cũng ca ngợi "sức mạnh và sự kiên cường" của Israel trong chi♐ến dịch đối phó nhóm vũ trang Hamas ở Dải Gaza. "Giờ là lúc xây dựng thỏa thuận có thể giúp ngăn các sự kiện tương tự ngày 7/10 tái diễn, cũng như đem lại ổn định cho Trung Đông", Mike Waltz nói, đề cập cuộc tấn công của Hamas nhằm vào Israel hồi năm ngoái.
Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 12/11 thông báo đề cử Mike Waltz, cựu đặc nhiệm lục quân Mỹ, làm cố vấn an ninh quốc gia, vị trí chính sách đối ngoại quan trọng trong Nhà Trắng. Ông Waltz là người có quan điểm cứng rắn về ch🍃ính sách đối ngoại và từn⭕g chỉ trích Nga, song cũng phản đối tăng viện trợ cho Ukraine như ông Trump.
Các phát biểuౠ được đưa ra sau khi truyền thông Mỹ đưa tin Tổng thống ♋Joe Biden đã đồng ý chuyển mìn chống bộ binh cho Ukraine, cho phép Kiev sử dụng tên lửa ATACMS do Washington cung cấp để tập kích sâu vào lãnh thổ Nga, những động thái khiến các đồng minh của ông Trump phản đối dữ dội.
Lực lượng Ukraine ngày 19-20/11 phóng tên lửa ATACMS, Storm Shadow nhằm và📖o tỉnh Kursk và Bryansk của Nga. Quân đội Nga hôm 21/11 trả đũa bằng cách phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn siêu vượt âm phi hạt nhân Oreshnik vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
Loạt༒ động thái đánh dấu bước leo thang mới trong xung đột Ukraine, có thể khiến nỗ lực hòa đàm của ông Trump trở nên khó khăn hơn. Tổng🐻 thống đắc cử Mỹ từng tuyên bố sẽ kết thúc chiến sự tại Ukraine ngay sau khi nhậm chức.
Giới chức Nga nêu điều kiện chấm dứt chiến sự là Ki🗹ev từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và phải rút toàn bộ quân khỏi 4 khu vực mà Moskva tuꦑyên bố sáp nhập.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần bác khả năng nhượng lãnh thổ cho Nga, đồng thời cảnh báꦿo rằng Ukraine có thể thua cuộc nếu bị Mỹ cắt viện trợ.
Phạm Giang (Theo AFP)