Trần Hồng Ánh (14 tuổi) quê thôn Thiện Mỹ, xã Yên Mỹ, huyện Ý Yên, Nam Định bị ung thư vừa tròn một năm. Trước đó, em kêu đau chân trái, đi lệc🦄h hẳn một bên. Bác sĩ viện K Tân Triều kết luận, cô bé bị ung thư xương đùi, phảiꦬ thực hiện phác đồ hóa trị 18 lần.
Anh Trần Văn Doanh🌳 (bố ♈Ánh) không biết nhiều về căn bệnh này, nhưng từ "ung thư" đã khiến người đàn ông 50 tuổi mất hết hy vọng. Khi con gái mới phát hiện bệnh, hai vợ chồng họ không nói với nhau lời nào, ai cũng như người mất hồn.
Ban đầu, người cha giấu tình hình bệnh tật với cô bé. "Tại sao con phải ở đây trong khi các bạn được đi học?", Ánh hỏi khi thấy nằm viện đã lâu 🌸mà không được về nhà. Ông bố giải thích con bị còi xương do thiếu canxi, nằm lại điều trị vài bữa sẽ ổn. Rồi anh động viên, chỉ cần kiên trì uống thuốc và thực hiện theo đúng yêu cầu của bác sĩ sẽ được về nhà sớm.
Cô bé 14 tuổi vẫn tin như vậy. Trong những cuộc điện thoại với bạn bè, Ánh vẫn hồ hởi: "Vài hôm nữa tớ sẽ về". Nghe con gái nói, người bố quay lưng đi, không muốn để ai nhìn thấy những giọt nước mắඣt trực trào.
Đối mặt với bệnh tình của con, người đàn ông này không còn lựa chọn nào khác là phải mạnh mẽ. "Sống mạnh mẽ để con gái còn chiến đấu với bệnh tật",🔯 anh nói với vợ. Nghe có vẻ đang hô khẩu hiệu, nhưng đó thực sự là cách ông bố này đang tự động viên mình cũng như những thành viên khác trong gia đình.
Ánh dường như không biết chuyện gì đang xảy ra với mình, nhưng dần cảm nhận thay đ꧟ổi rõ rệt của cơ thể. Mỗi lần chịu tác dụng phụ của thuốc, cô bé lại nôn thốc nôn thá🙈o, bỏ ăn bỏ ngủ, nằm thở thoi thóp trên giường. Nhưng điều thay đổi nhiều nhất là mái tóc bắt đầu rụng không ngừng.
Đối mặt với những tổn thương cơ thể do thuốc gây ra, Ánh chưa khi nào rơi nước mắt. Nhưng thấy tóc🌳 rụng dần vì hóa chất và khi bố giúp cạo sạch những sợi còn lại trên đầu, cô bé lại òa khóc.
"Cháu chưa khi nào nghĩ🌞 mình sẽ có cái đầ🌳u trọc lốc, trông thật xấu. Nhưng rồi nhìn mãi cũng quen", Ánh nói.
Ngoài bệnh tật, 🍸gia đình Ánh còn phải đối mặt với tình hình tài chính ngày càng khó khăn. Dù được chi trả 95% bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo nhưng từ khi con gái chữa ung thư, anh Doanh phải vay họ hàng, bạn bè 100 triệu đồng. Cả hai vợ chồng thường💧 xuyên túc trực trong bệnh viện, không thể đi làm nên cũng mất thu nhập.
Con bệnh, dù rất muốn bồi bổ thêm nhưng cả tháng thu nhập của gia đình chưa nổi hai triệu đồng, không đủ tiền mua sữa hay thuốc bổ. Biết bố mẹ vất vả, Ánh chưa khi𒀰 nào đòi hỏi.
Mọi việc càng trở nên khó khăn hơn sau l𝕴ần hóa trịꦦ thứ sáu, chân trái cô bé bị gãy gập khi đang đi lại trong nhà.
Khi đưa con đến viện, anh Doanh chỉ nghĩ, gãy thì bó 🅷bột, con gái rồi sẽ đi lại bình thường. Nhưng kết luận của bác sĩ sau đó đã phá vỡ nhận định của người bố. Ánh phải cắt một phần chân để bảo toàn tính mạng vì khối ♋u quá lớn.
Theo chỉ định, bệnh nhân phải cắt chân từ háng tới 𒀰dưới đầu gối. Đoạn còn lại nối lên phía trên nhưng phần gót quay ngược lại để sau này lấy điểm tựa làm chân giả. Bởi vậy sau phẫu thuật, Ánh có một bàn chân hướng lên trước, bàn còn lại hướn𒐪g về phía sau.
S🦂uốt thời gian con gái nằm trong phòng mổ, anh Doanh cố gắng nhìn qua khe cửa bé xíu, mong có chút tin tức về co꧒n. Khi vợ hỏi sao không ngồi yên và chờ đợi, ông bố trả lời: "Sợ con bé không ra được khỏi đó".
Dù nói vậy người đàn ông này vẫn tin, con gái sẽ chỉ bị tháo một phần chân, còn mọi việc sẽ ổn. Anh nhớ như in khuôn mặt đang đℱầm đìa nước mắt vì biết sẽ phải cắt chân ✤bỗng trở nên tươi tỉnh của Ánh khi được bố hứa sẽ mua một chiếc chân giả đẹp như chân thật.
"Rồi co♔n sẽ được đi học lại bằng chiếc chân đó chứ?", Ánh hỏi bố và nhận được cái gật đầu.
Dù vậy, sau phẫu thuật, sức khỏe cô bé ngày càng yế🐻u. Phải nằm một chỗ, nhiều lúc Ánh chỉ biết nắm tay mẹ 🐟thở dốc, ước không phải chịu nhiều đau đớn như thế. Sau thời gian này, hai vợ chồng lại thay nhau túc trực chăm sóc, cũng như giúp con gái phục hồi chức năng và tập đi bằng nạng.
Sau 18 lần hóa trị, hiện Ánh đã được về nhà, ba tháng lên Hà Nội thăm khám một lần. Dù đã tập nạng thời gian dài, nhưng vì thể trạജng yếu ớt, chưa nổi 20 kg nên cô bé vẫn cần sự người giúp sức từ bố mẹ.
Từng hứa với con sẽ mua một chiếc chân giả thật đẹp nhưng anh Doanh chưa biết khi nào mới thực hiện được. ♒Cú ngã từ độ cao 3 m hai năm trước khiến người đàn ông này vỡ gót chân, đi lại khập khiễng nên đành bỏ nghề mộc, chỉ quanh quẩn làm nông. Con điều trị trên Hà Nội cả năm, 6 sào ruộng phải nhượng lại cho người khác cấy, gạo trong nhà giờ cũng sắp hết. Tiền thức ăn và sinh hoạt chỉ dựa vào người vợ chuyên may thuê quần áo bảo hộ, năm nay ít việc nên ngày làm ngày nghỉ.
Ông Trần Quốc Huy, trưởng thôn Thiện Mỹ biết tới tâm tư của gia đình là nếu Ánh khỏe mạnh hơn, sẽ c🍨ho học lại lớp 𝄹6 khi năm học mới đến.
"Lúc đó Ánh cần một chiếc chân giả để chủ động sinh hoạt, nhưng chiếc ít tiền nhất cũng lên tới 50 triệu đồng, một số tiền quá lớn với gia đình nghèo này", ông nói. Trước hội phụ nữ thôn từng kêu gọi ủng hộ khi Ánh phẫu thuật, nhưng số tiền nhỏ, chỉ giúp phần nào khó khăn cho gia đìn💖h.
Mấy hôm trước, khi tỉnh dậy, Ánh kể cho bố mẹ nghe về giấc mơ đêm qua của mình. Trong giấc mơ, cô bé được chạy nhảy và nô đùa cùng các bạn như thời chưa mắcไ bệnh.
"Tôi cũng mong con đủ sức khỏe và điều kiện để có thể cắp sách đến trường như bạn bè cùng tr🌺ang lứa", anh Doanh nói.
Hải Hiền
Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bện𒊎h nhi ung thư, Quỹ Hy vọng kết hợp với chương trình Ông Mặt trời triển khai chương trình Mặt trời Hy vọng. Thêm một sự chung tay của cộng đồng là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước.
Độc giả có thể xem thông tin về chương trình tại đây