Ai mà chẳng có hoài bão, ước mơ. Có người ước mơ thành bác sĩ, người lại muốn thành người truyềℱn lửa, thần tượng của công chúng. Mẹ tôi cũng vậy. Mẹ có ước mơ nhỏ làm cô giáo đem kiến thức truyền đạt cho các thế hệ học sinh.
Mẹ tôi từng có một ước mơ như vậy. Nhưng ngày xưa thời cơm không có phải ăn rễ cây, ngô, khoai, cơm độn thậm chí cám lợn thì làm sao đủ tiền đi học. Mẹ kể, ngày xưa nhà bà ngoại tôi nghèo lắm. Lại có tới hai đứa con nên mẹ chỉ💮 được cho học đến lớp 9. Hết lớp 9, mẹ ở nhà đi làm để có tiền cho dì tôi học hết lớp 12.
Mẹ buồn lắm. Mẹ nói rất thích học. Mẹ ao ước được ngồi nghe thầy cô giảng, ghi chép rồi 💮về nhà học thuộc, làm bài tập đem đến lớp cho thầy cô chấm. Mẹ thèm cảm giác được cắp sách tới trường. Nhưng vì hoàn cảnh sống, mẹ phải bỏ dở ước mơ đó. Mẹ kể lại mà trên khuôn mặt đầy sự nuối tiếc và buồn bã. Mẹ nuối tiếc vì ước mơ dang dở, buồn vì sao nhà lúc đấy nghèo túng, khổ cực. Mẹ nói, nếu mẹ được đi học có lẽ giờ đã là cô giáo rthay vì ở nhà nội trợ.
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚTôi nghe kể xong mà tâm trạng trĩu nặng, cứ như có tảng đá đè lên tim mình. Tôi chợt nghĩ, tôi sẽ viết tiếp ước mơ của mẹ, biến giấc mơ ấy thành sự th💃ật. Mẹ có thể sống với giấc mơ ấy một lần nữa nhưng ở trạng thái khác, hoàn cảnh và con người khác.
Cuối cùng, tôi đã biến điều đó thành sự thật. Tôi học hành chăm chỉ tại trường chuyên của mình, sau đó thi đỗ Đại học Sư phạm chuyên ngành ngữ văn. Lúc có giấy báo đỗ đại họ🌊c, tôi cầm mà nước mắt rưng rưng. Tôi đến bên mẹ và nói: "Mẹ ơi, con đã làm được rồi. Con sẽ viết tiếp ước✱ mơ của mẹ, mẹ đừng buồn nữa, mẹ nhé!".
Mẹ ôm tôi và nở nụ cười hạnh phúc, nụ cười rất khác mà trước nay tôi chưa từng thấy. Hiện giờ, tôi đã là sinh viên năm cuối, đi thực tập và sắp ra trường. Tôi càng đến gần hơn với ước mơ của mẹ. Cảm ơn mẹ vì tất cả, vì mẹ đã truyền lửa cho con viết lên g♎iấc mơ của mẹ và con.
Nguyễn Thảo Nguyên