Hàng xóm khi đó có người khuyên, đẻ xong thì cho đi, cả mẹ và con cùng đỡ khổ. Nhìn xuống hai ch♈ân sưng to như cái bát, đỏ tấy, mưng mủ, mỗi lần muốn di chuyển phải bò, Tỉnh gật đầu.
Ngày người ta đến đón con, tình mẫu tử trỗi dậy, chị quꦐyết giữ lại núm ruột của mình. "Có mẹ có con, có gì ăn nấy cũng được", người mẹ nói trong nước mắt.
Phạm Thị Tỉnh, 43 tuổi, ở thôn Nội Lễ, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên phải chung sống cùng "đôi chân voi" từ năm 14 tuổi. Năm đó, chân chị bỗng xuất hiện một vết thâm đen, to dần rồi lở loét, da lột từng mảng. Tại Viện Sốt rét ký sinh trùng, bác sĩ chẩn đoán chị mắc bệnh phù voi giun chỉ, không thể chữa khỏi.
Đôi chân chị ngày càng phình to, chảy xuống thành từng ngấn, nhiều lúc trái gió trở trời tấy đỏ như quả gấc. "Nếu không uống thuốc đầy đủ, tôi sẽ bị sốt cao, da bong tróc như da rắn, ai nhìn cũng kinh sợ", Tỉnh nói. Từ khi phát bệnh, chị chỉ quanh quẩn gócꦉ nhà và ruộng. Mỗi lần ra đồng, không dám xắn quần lên cao, sợ trẻ con nhìn thấy khóc thét.
Thủa ấy, người làng Nội Lễ nhiều lần chứng kiến cô b✅é Tỉnh vừa gánh rau lợn vừa chạy ngoài đường làng, khóc nức nở, theo sau là đám trẻ con hò hét: "Đồ chân voi".
"Lâu dần tôi mặc kệ, người ta nói mãi cũng phải chán🐠", chị Tỉnh hồi tưởng.
Thành thiếu nữ, Tỉnh chỉ biết cắm đầu vào làm ruộng, nuôi gà, lợn. Nhiều lần họ hàng, làng xóm đến mời đá🌊m cưới, chị lại chạnh lòng tủi thân,⛦ trốn ra sau nhà ngồi khóc.
Ở tuổi 28, Tỉnh được dắt mối cho anh Nguyễn Văn Tiến, 40 tuổi ở làng bên. Cùng cảnh n𒀰ghèo khó, lấy nhau về hai người được chia cho một nửa căn nhà cấp bốn hơn 20 m2, dột nát của bố mẹ chồng. Phòng tân hôn chỉ kê vừa một chiếc giường, chừa một lối đi bé tẹo. Mùa mưa bão, phía trên giường phải giăng bạt để hứng nước mưa, đêm hè có thể nhìn thấy cả trăng sao qua những tấm ngói vỡ. Trong nhà trống trơn chẳng có một vật dụng giá trị, tình thương là thứ duy nhất họ dùng để lấp đầy cuộc sống khó khăn khi đó.
Năm 2009, con gái đầu Kim Anh chào đời. Tiếng cười trẻ thơ khiến ngôi nhà trở nên sống động hơn, cuộc sống bớt đi những khó khăn, buồn tẻ. Năm 2012, chị Tỉnh mang bầu con gái thứ hai, chuẩn bị đến ngày sinh thì anh Tiến đột ngột qua đời. Hai tuần sau ngày chồng mất, chị giắt túജi 800.000 đồng còn lại trong nhà đến viện sinh con. Bé Thu Hà ra🍬 đời mà không biết mặt bố.
Để nuôi hai con, người💜 mẹ chân voi chỉ dám ngủ 3-4 tiếng mỗi ngày. Ngoài hai sào ruộng, chị đi bóc hạt sen thuê. Trước ha⛄i sào ruộng còn có mẹ đẻ cấy giúp, nhưng bà cũng qua đời chỉ sau giỗ đầu anh Tiến, chị đành bỏ hoang do đôi chân ngày càng sưng to kèm đau nhức.
Không cấy lúa nên giờ đến gạo ba mẹ con cũng phải mua. Ngoài tiền bóc sen thuê được hơn 20.000 đồng một ngày, cả nhà chỉ trông chờ vào hơn 700.000 đồng tiền trợ cấp cho người tàn tật của Nhà nước. Bữa cơm hàng ngày chỉ là vài miếng đậu phụ và rau cỏ người làng bán rẻ cho. Trước chị cũng nuôi dăm ba con gà, thi thoảng giỗ chạp các con có 🅺chút cải thiện. Những ngày đó, hai đứa con rất vui, chúng giành ăn rộn ràng cả góc bếp vốn chỉ toàn tiếng thở dài của người mẹ.
Vào mùa nhãn, chị Tỉnh lại đi bóc long nhãn kiếm thêm. Làm ngàꩵy không đủ, chị nhận hàng về làm buổi tối. "Ngồi nhiều chân tôi đau nhức lắm nhưng nghĩ đến thùng gạo trống, lại phải cố", chị nói.
Năm nay, hai cô con gái, đứa 13 tuổi, đứa 9 tuổi ngoài giờ học cũng đã biết bóc sen, bóc long nhãn giúp mẹ. Tiền kiếm được ngoài ăn uống còn để thuốc thang cho mẹ. Nhiều hôm mẹ ốm sốt không có tiền tiêuꦫ, hai chị em lại lục cơm nguội, chan ít nước mắm cho qua bữa.
Những ngày dịch bệnh, phải học online ở nhà, được họ hàng cho chiếc điện thoại thông minh, hai chị em luân phiên, đứa học, ⛎đứa nghỉ. Mấy tháng sau, trường nơi cô chị Kim Anh theo học biết hoàn cảnh đã tài trợ cho chiếc máy tính. Từ ngày đó, cô bé được tham gia đầy đủ các tiết học trên lớp, không phải xin nghỉ nữa.
Dù 13 tuổi nhưng Kim Anh và em gái chưa từng được mặc quần áo mới. Chúng thường mặc đồ của nhà hảo tâm cho, kể cả đồng phục. Nhiều lần thấy quần áo của con thủng lỗ chỗ, chị Tỉnh ra chợ ngắm nghía. Nhưng thấy giá 🌄tiền đủ cho cả chục buổi đi chợ, người mẹ lại thở dài, tay không ra về.
Những trưa hè ngột ✅ngạt, ba mẹ con thường rủ nhau ra ngồi dưới gốc cây tránh nóng. Có lần, hai con ao ước có một chiếc quạt điện hơi nước để xua bớt không khí hầm hập. "Kể cả có người cho, mẹ cũng chẳng dám dùng", chị Tỉnh bảo con sau khi nhẩm tính tiền điện để "nuôi" cái quạt đó. "Lấy đâu tiền mà trả", chị tặc lưỡi.
Vất ౠvả, thiếu thốn nhưng chị Tỉnh vẫn tự hào vì ít khi phải vay nợ hàng xóm. Chị bảo bệnh tình thế ဣnày, biết sống đến bao giờ nên chẳng muốn vay mượn ai, "nhỡ chết ra đấy, hai đứa nhỏ quá, không trả nợ được thì áy náy lắm".
Bà Nguyễn Thị Hoa, trưởng thôn cho biết, gia đình chị Tỉnh là hộ đặc biệt khó khăn. Năm 2017, Hội phụ nữ xã An Viên kết hợp Mặt trận Tổ quốc xã đã kêu gọi quyên góp tiền và ngày công giúp gia đình sửa lại căn nhà 20 ﷽m2 bị xuống cấp, rồi mua giường chiếu, bàn ghế... Từ đó, mỗi lần mưa, ba mẹ con chị không phải tất tưởi chạy chỗ này♕, bò chỗ khác để hứng nước mưa nữa.
Hai năm dịch bệnh, ng𓆉ười phụ nữ này ít khi lên viện trên Hà Nội thăm khám, chỉ ở nhà tự mua thuốc uống mỗi khi đau nhức hay sốt cao. Nỗi loꦦ lớn nhất của chị là bệnh tiến triển nặng, không có tiền điều trị, sợ các con mồ côi.
"Nếu có một phép màu, tôi muốn có được sức khỏe để nuôi con, không để chúng phải bỏ học giữa chừng", người mẹ nói.
Hải Hiền