Tân thủ khoa đầu vào ngành công tác xã hội Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế năm học 2021🅷 Lê Thị Thanh Nhàn chẳng có ai để khoe tin mình đỗ đại học nên chọn cách viết nhật ký, điều mà cô chưa từng làm.
Năm 2009, khi mới sáu tuổi, Nhàn bị mẹ bỏ lại ở cổng chợ Đông Ba (Huế), đℱược một người lái xích lô thương tình đưa vào Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh. Kể từ đó, nơi này là ngôi nhà thứ hai của cô.
Sinh ra trong gia đình có hai chị em ở ngoạiඣ thành Đà Nẵng, ký ức thơ ấu 💝của Nhàn là những cơn say của cha và những trận đòn ông trút lên vợ con mỗi khi không có tiền uống rượu.
Năm Nhàn 5 tuổi, mẹ cô, người mắc bệnh thần kinh, lúc nhớ lúc quên, bế con út lên chiếc xe đạp cũ chạy trốn chồng. Không biết đi đâu, bà mải miết đạp, chùn chân thì dừng lại ven đường xin tá túc dưới mái hiên một nhà nà🔯o đó. Trên đường đi, người mẹ nhặt ve chai, giấy vụn, đổi lấy cơm cháo sống qua ngày. Đến bây giờ, Nhàn vẫn không thể quên những đêm hai mẹ con lang thang khắp các con phố hay co ro trong những căn nhà hoang tối om và cái bụng đói réo sùng sục.
Sống lang thang khoảng một năm, hai mẹ con đạp xe được tới Huế. Một buổi sáng, khi thức dậy ở góc chợ Đông Ba, người mẹ phát hiện mấy chục nghìn tiền bán ve chai giấu trong túi áo đã bị kẻ nào móc mất. Uất ức, hoảng hốt, sợ hãi, bệnh thần kinh tái phát. Người đ🍸àn bà như phát điên, gào thét, chạy xung quanh tìm kẻ nhẫn tâm trộm tiền của mình.
"Đứng đây đợi. Mẹ sẽ quay lại", câu nói cuối cùng của mẹ là khoảnh khắc không bao giờ quên trong đời N🐻hàn. Bà đi và không trở lại nữa.
Dù cuộc sống trong trung tâm bảo trợ sau đó được ăn, được mặc, không phải sống lang thang, nhưng ngày đầu nhớ mẹ, đêm nào Nhàn cũng khóc. Gặp ai, cô bé sáu tuổi cũng kéo áo hỏi: "Mẹ bỏ cháu phải không? Bao giờ mẹ mới quay lại?". Nhiều hꦯôm đ🃏i học về, cô bé lại đứng chờ ở cổng chợ Đông Ba, hy vọng mẹ quay lại tìm mình.
Nhưng nhiều năm sau đó, người mẹ vẫn bặt vô 🦂âm tín. Nhà ngoại ở Đà Nẵng biết tin cháu sống ở trung t🌳âm bảo trợ trẻ mồ côi tìm đến thăm hỏi. Nhưng gia cảnh ai cũng nghèo nên họ chẳng đón Nhàn về, chỉ những dịp Tết cô bé mới được hưởng chút không khí sum họp. Qua bên ngoại, cô biết thỉnh thoảng mẹ cũng gọi điện về nhưng mỗi lần một số, mượn của người đi đường, nên chẳng ai biết chính xác bà ở đâu.
Năm lớp 7, Nhàn thấy một người rất giống mẹ đứng thập thò ngoài cửa trung tâm, phía sau xe đạp chở đầy giấy báo, vỏ lon. "Mẹ ơi", c♔ô hét lên rồi vội chạy đến, khóc nức nở. Sau bảy năm, người mẹ giờ mới tìm con. Bà lôi từ trong túi áo rất nhiều kẹo xanh đỏ, dúi đầy vào tay con, như thể bù đắp cho mỗi ngày xa cách.
Đêm đó mẹ ở lại với Nhàn. Trong những lời thủ thỉ, cô bé khuyên mẹ về sống với ông bà ngoại, đừng lang thang nữa. Cô hứa học thật giỏi, sau này kiếm nhiều tiền sẽ đón bà về ở cùng. Nghe Nhàn nói, người mẹ chỉ ôm con cười. Sáng hôm sau, bà lặng lẽ r𒀰ời đi khi con gái còn chưa tỉnh giấc.
Bặt tin đến ba năm sau, người mẹ mới quay lại gặp con. Như lần đầu, bà hỏi tình hình học tập và dúi vào tay con vài hộp sữa. Vì thần kinh không ổn định, nên mỗi lần nhớ con gái, dù 2-3 giờ đêm bà lại gọi tới số máy trung tâm, nhưng không được cho gặp vì quá muộn. Kể từ đó, người mẹ🗹 không đến thăm con, cũng không có thêm tin tức nào nữa.
Không gặp mẹ, nhưng Nhàn luôn giữ lời hứa. Những năm phổ thông, em luôn đạt học sinh khá, giỏi. Dù không ít lần bị bạn trêu chọc "đồ không bố mẹ", nhưng chưa lần nào cô bé khóc vì tủi thân hay có ý định bỏ học. "Phải hღọc giỏi, sau này sẽ không ai khinh mình" là dòng chữ cô bé dán trước bàn học, tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng.
Vượt lên sự rụt rè, mặc cảm của đứa trẻ bị bỏ rơi, Nhàn trở thành cây văn nghệ của lớp suốt những năm cấp ba. Thầy Trần Viết Thành, chủ nhiệm lớp của Nhàn chia sẻ, năm học vừa rồi, em là học sinh duy nhất trong lớp đạt thủ khoa đầu vào kỳ thi đ⭕ại học. "Nhàn cũng là tấm gương vượtಞ khó không chỉ với các bạn trong lớp mà còn trong trường", thầy Thành nói.
Khi biết Nhàn chọn ngành công tá🍒c xã hội, cô Đỗ Lê Phương Mai, Phó giám đốc Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thừa Thiên - Huế, từng khuyên nên suy nghĩ lại, bởi "nghề này vất vả, lương thấp, sợ tương lai khổ". "Nhưng Nhàn nói ước mơ là giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn, như conꦬ từng được giúp. Tôi tin cô bé sẽ biến ước mơ thành sự thật", cô Mai nói.
Hy vọng trở thành người làm công tác xã hội là ước mơ ở tương lai, hiện tại mong muốn duy nhất của cô gái 18 tuổi là tìm được mẹ. Ng🦩ười bố đã qua đời năm ngoái còn chị gái Nhàn đi lấy chồng xa, chưa bao giờ liên lạc với em.
Trước đây, Nhàn thường nhờ cậu và dì tìm mẹ qua những người quen. Sau đó,💯 cứ hết buổi học, cô lại đạp xe ra các khu chợ, nơi bán phế liệu... với hy vọng vô tình gặp được mẹ. Nhưng chưa lần nào cô bé thành công. Thi thoảng có người chỉ gặp mẹ chỗ này, chỗ kia nhưng đến nơi không phải, hy vọng vừa nhen nhóm bỗng tắt ngúm.
Những ngày ở nhà phòng dịch, không ra được ngoài, Nhàn lại kết nối mạng xã hội nhờ giúp ♔đỡ. Điều cô thấy tiếc nhấ♒t là không có bức ảnh nào của mẹ để việc tìm kiếm dễ dàng hơn.
Cách đây mấy hôm, khi lĩnh thưởng một triệu đồng cho thủ khoa ngành học, Nhàn dự định dùng số tiền này mua một chiếc áo dài tặng mẹ, thứ mà𒅌 bà chưa có cơ hội được mặc trong đời.
"Con sẽ học thật tốt, làm thêm kiếm tiền và tiếp tục tìm mẹ. Con muốn được mặc chiếc áo dài này cho mẹ. Ngày đó sẽ sớm đến, mẹ nhỉ!",🔯 Nhàn viết tiếp trong nhật ký.
Hải Hiền