Tôi còn nhớ, ngày đầu tiên tôi vào lớp một,ꦆ ba cõng tôi trên lưng, sáng sớm trời Huế mưa phùn và cái lạnh mùa đông như cắt da cắt thịt, tôi nép vào tấm lưng ấm áp che chở của ba, xa xa bóng đèn sớm của trường Đoàn Thị Điểm hắt ra yếu ớt, nhạt nhòa. Ba đưa tôi vào lớp và đứng chờ cho đến khi tôi đã quen dần với môi trường mới, bóng ba liêu xiêu ngoài cổng, nhỏ quá, tôi chưa đủ khôn ngoan để thấy hết sự hy sinh, nhưng hình ảnh này đã thấm vào máu thịt tôi đến tận bây giờ.
Rồi chị em tôi lần lượt lớn lên, hồi đó ba tôi là giáo viên trường tiểu học, ông có lối dạy học sinh và con cái cực kỳ nghiêm khắc, trong nhà bao giờ cũng có cây thước to, dẹp, dắt trên máng xối. Ông chưa bao giờ cưng chiều, hay nựng nịu mà lúc nào cũng nghiêm nghị. Ông kèm cặp chị em tôi bất kể giờ nào, những ng🗹ày hè thay vì được vui chơi như bao đứa trẻ khác, chúng tôi phải ngồi vào bàn học sáng, chiều, rất nhiều bài toán chia, nhân được ba tôi ra sẵn. Tôi vẫn còn nhớ bàn tay của ba, bàn tay mà sau này đã đi vào cả những giấc mơ của tôi, bàn tay lần đầu cầm tay tôi tập uốn những nét chữ đầu đời, bàn tay này bao lần cầm viết ra cho tôi nhiều bài toán khó, chỉ từng lời từng chữ, bàn tay này cầm🦹 roi quất vào mông chị em tôi rướm máu mỗi khi chúng tôi lầm lỗi, lúc đó tôi ghét bàn tay ba tôi lắm. Tôi thấy đó như một thỏi sắt gân guốc và đáng sợ.
Giai đoạn khó khăn, tài sản vô giá của ba tôi là 5 đứa con còn đang tuổi ăn học. Ba tôi nghỉ dạy và làm công nhân ở một tổ hợp xay lúa xa thành phố hàng chục cây số, tan ca, ba tôi tất tả chạy xe đạp ôm ✤kiếm thêm tiền. Một cái nghề mà tôi chỉ thấy trên sách vở, chỉ những người phu xe thời đen tối. Mùa đông ở Huế lạnh cóng, khi chúng tôi cuộn mình trong những chiếc mền ngủ ngon giấc, thì ba tôi c🌳òng lưng chở những sọt cá to, từ ga Huế về chợ Đông Ba. Đôi bàn tay chai sần gồng mạnh giữ chặt ghi đông chiếc xe đạp, mồ hôi và mưa lạnh quất vào mặt trộn lẫn vào nhau. Buổi sáng ba tôi về đưa cho mẹ tôi những hào giấy còn hôi mùi cá, những đồng hào lẽ đó đã thêm cho bữa ăn của chị em tôi bớt chút độn sắn, thêm được chút thịt.
Rồi đứa em trai yếu đuối của tôi đã không qua khỏi cơn bạo bệnh đã bỏ chúng tôi mà đi khi vừa qua tuổi 19, sự níu kéo tuyệt vọng của ba mẹ tôi đã không tha꧑y đổi được sự thật đau đớn. Đưa bàn tay chai sần vuốt mắt cho em, lần đầu tiên trong cuộc đời tôi thấy ba tôi khóc, những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt sạm đen, khắc khổ. Chiều chiều lặngﷺ lẽ ông đạp xe đem theo bình nước nhỏ vào lau mộ cho em và ngồi trầm ngâm lặng lẽ.
Rồi chúng tôi lần lượt lớn lên, trưởng thành và đỗ đạt. Người em trai thứ 3 của tôi bây giờ là giảng viên Đại học Y. Là bác sĩ khá danh tiếng của thành phố, bàn tay của ba đã giữ cho bàn tay em tôi sự mềm mại và truyền cho em tôi một nghị sống tuyệt vời để ngày ngày cầm trên tay mình con dao mổ cứu sống những cuộc đời. Hai đứa em gái còn lại của tôi, cũng là những kỹ sư, cử nhân giỏi, thành đạt. Đây là kết quả của những trận đòn roi, của những thành quả mà bao năm ba tôi đã vắt sức mà có, từ những ngày đạp xe ôm gian khổ, từng ngày ngồi vắt vẻo trên những chiếc xe lô bồi chất đầy cây cao su, từ những giọt mồ hôi mặn chát khi🌟 thu hái từng hạt tiêu nhỏ gom góp lại, của những gian truân cuộc đời... Người ta bảo con chim én khạc nước bọt có cả máu để xây tổ cho con và tôi tìm thấy hình tượng ba mình trong đó.
Năm nay tôi cũng qua tuổi 50. Mỗi lần về thăm ba, cầm bàn tay gầy yếu của ba tôi ước mơ trở về những ngày đòn roi thời thơ ấu. Tuần rồi nghe con gái điện thoại báo về “Mẹ ơi, ông ngoại bệnh nặng”. Tôi tất tả chạy về, ba tôi nằm đó, khuôn mặt nhợt nhạt, ông cố mở to mắt nhìn tôi và òa khóc, ông muốn nói với chúng tôi một điều gì đó. Bệnh tai biến lần 2 đã cướp đi giọng nói mà ngày xưa từng la mắng, răn dạy chúng tôi, cướp đi một nữa thân hình từng cõng tôi đi học và lấy đi bàn tay mà tuổi thơ có lúc tôi ghét và sợ ngay cả trong giấc ngủ. Một cái gì đó như đè nặng lên ngực mình, tôi nghẹn🦩 ngào: “Ba ơi, hãy la mắng và đánh con thật nhiều, thật đau đi ba”.
Hoàng Lương Giang
Từ ngày 19/8 đến 30/9, độc giả có tꦺhể tham gia cuộc thi viết "Những đôi tay kỳ diệu" do VnExpress cùng phối hợp tổ chức. Bài dự thi phải được thể hiện bằng tiếng Việt có dấu, dài 500-1.000 từ, kể về những câu chuyện mang ý nghĩa n🦋hân văn trong cộng đồng thông qua hình tượng đôi tay. Xem thể lệ chi tiết tại đây. Gửi bài tham dự về [email protected] hoặc |