Sinh ra tại một🦂 làng nhỏ ven bờ sông Hồng (xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), tuổi thơ của cậu bé Vũ Xuân Hòa (sinh năm 1972)𒊎 là những buổi chiều tan học về trên triền đê sông Hồng uốn lượn, tha hồ tưởng tượng, mộng mơ. Khi đó, nhìn bãi đất hoang nổi giữa dòng sông xanh rì cỏ dại, Hòa mơ bơi cập được bờ dải đất mà người dân nơi đây gọi là đảo. Lớn thêm, Hòa bơi được tới đảo, mệt quá cậu bé nằm vật ra bãi đất, ngửa mặt nhìn trời xanh tự nghĩ: sao bãi rộng thế này mà chẳng có ai làm gì hết nhỉ!
Học hết 𒁃cấp 3 trường huyện, Hòa thi đỗ vào Trường Giáo viên dạy nghề 2 Nam Định (nay là ĐH Sư phạm kỹ thuật 2 Nam Định). 16 tuổi, Hòa khăn gói một mình sang Nam Định trọ học. Học một thời gian, Hòa đi làm thêm với nghề buôn bán hương (nhang). Rồi dần dần anh khám phá mối hàng và chuyển sang buôn bán hương liệu làm hương. Chỉ sau 2 năm làm thêm quần quật, Hòa đã kiếm đủ 5,4 lượng vàng để mua lại ngôi nhà hai tầng trong một ngõ nhỏ ở Nam Định, đến năm tốt nghiệp trường dạy nghề cũng là lúc Hòa mua được 3 căn nhà tại thành phố Nam Định (giá mua gần 20 lượng vꦺàng).
Chủ trang trại Vũ Xuân Hòa với chiếc máy băm cỏ do chính anh sáng chế. Ảnh: Tuổi Trẻ. |
Đến năm 1995, sau khi tốt nghiệp trở về Thái Bình dạy học tại ❀Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề huyện Vũ Thư, một người bạn thân thời nhỏ từng tắm sông chung đã làm anh sực nhớ về mơ ước của mình. Người bạn đó cũng vừa tốt nghiệp ĐH Nông nghiệp 1 trở về quê, biết Hòa có vốn, lại “máu” làm kinh tế, nên đã vẽ ra dự án chăn nuôi bò sữa. Họ nhớ đến bãi đất giữa sông, nhưng khi lên hỏi xã thì biết bãi đã chia cho dân trồng dâu nuôi tằm.
Hòa vẫn ôm mộng làm giàu và vẫn ngày ngày lên bục giảng. Đến một ngày, Hòa quyết định xin nghỉ dạy, tự bỏ tiền túi sang Nga du học. Hòa kể: “Tâm niệm vẫn là đi học để mở mang, thu nạp kiến thức, nhưng thật tình sang đến đất khách quê người thấy mọi người lao vào làm kinh tế꧃൩ ghê quá và mình lại thay đổi”. Hòa nghỉ học, theo vài anh bạn người Việt đi buôn bán quần áo. Sau 3 năm, anh “về phép” thăm vợ con rồi lại quay sang Nga thêm 2 năm nữa.
Năm 5 buôn bán xứ người, Hòa trở về với số vốn hơn 1 tỷ đồng. Đúng dịp này (năm 2003), nghề trồng dâu nuôi tằm nơi quê nhà thất bát, dân lại bỏ đất bãi, “hòn đảo” mà Hòa mơ ước bây giờ thật hoang tàn. Khi Hòa đề đạt với chính quyền thì rất nhanh chóng, UBND xã Hồng Phong và huyện Vũ Thư phê duyệt đề án trang trại của Hòa trên đảo và ra ngay quyết định giao 24 ha đấ꧙t bãi cho anh tronꦯg vòng 49 năm. Trong số đất này, Hòa chỉ phải thuê 18 ha với giá 35 triệu đồng/năm, còn 6 ha gần như được “khuyến mãi”, cho Hòa “tự khai thác” bởi diện tích đó thường bị ngập mỗi khi lũ về.
Nhận đất, Hòa bán hết 3 ngôi nhà ở Nam Định, cộng với hơn 1 tỷ đồng kiếm được ở Nga, anh dồn hết gần 2 tỷ đồng vào làm đường, dựng cầu gỗ nối từ đất liền ra bãi, xây dựng nhà, chuồng trại chăn nuôi... với quyết ಞtâm gây dựng vùng đất hoang vu trở thành “khu kinh tế sinh thái” không chỉ Vũ Thư mà của cả Thái Bình, Nam Định...
Khu kinh tế sinh thái
Sau hơn 3 năm cải tạo, xây dựng, tốn mất bao nhiêu tiền của và sức lực, Vũ Xuân Hòa đã biến bãi đất giữa sông Hồng cỏ dại lút đầu người ngày nào thành một vùng trù phú. Đảo đã có cầu gỗ dẫn sang, 24 ha đất được quy hoạch đâu ra đấy: 3 ha chuyên trồng, ươm cây cảnh thế; 3 ha để trồng cây ăn quả và vườn ươm cây lâm nghiệp; gần 10.000 m2mặt nước nuôi cá; chuồng nuôi 350 bò đẻ chạy dài nối với trại gà cỡ 10.000 con. Tiếp 🍸đến là dãy chuồng chạy dài quꦐây lấy một khu đất rộng để có thể nuôi, thả 50 con đà điểu châu Phi.
3 năm đầu, chỉ từ chăn nuôi, bán cá, bán cây cảnh, nhưng doanh thu từ trang trại của Hòa đã đạt trên 600 triệu đồng/năm. Hòa kể: “Mình xác định 5 năm đầu chỉ đầu ♍tư hoàn thiện dần mô hình, lấy thu bù chi, lấy ngắn nuôi dài. Tiền công cho ít nhất 10 lao động thường xuyên là tiền vốn. Năm nay doanh thu đạt đến 2,2 tỷ đồng, tất cả lại dồn và𝓡o trang trại”.
Cũng có lúc Hòa hoang mang, nhụt chí. Đó là trận lũ cuối năm 2004, khi mọi thứ đang “vào guồng” thì lũ về. Lũ lớn, gần như nửa đảo chìm tro😼ng nước. 3 ngày ngồi liền trong căn nhà giữa mênh mông nước, không điện, không cơm nước, ăn mì tôm sống nhìn dòng sông xối xả gầm réo ầm ầm tứ phía, Hòa đau từng khúc ruột trước những thành quả mình mới gây dựng sau 1 năm. Chính vì có 3 ngày chứng kiến lũ tàn phá đảo, Hòa quyết không buông xuôi. Anh dồn tiền, huy động nhân lực tái thiết kế, đắp đê bao, đường đi, sắp xếp quy hoạch lại đảo... Cứ bền bỉ, kiên trì đến nay “đảo nổi” Hồng Phong đã trở thành một trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn nhất huyện và là một tr🉐ong những trang trại lớn nhất tỉnh Thái Bình.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, hiện Hòa nuôi kế hoạch lớn: “Đến năm 2010, mình sẽ xây dựng hoàn chỉnh đảo thành khu kinh tế sinh thái”. Đứng trên ngôi nhà hai tầng duy nhất trên đảo, Hòa chỉ tay về bốn hướng “vẽ” tương lai: “Ngay trong năm nay, mình dựng những ngôi nhà nhỏ tranh tre nứa lá, có đèn dầu, có vại nước. Mình cũng sẽ xây những khu nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi và đi th⭕eo nó sẽ là hệ thống nhà hàng, quán bar phục vụ nghỉ dưỡng. Tiếp theo mình sẽ quy hoạch một “rừng nhiệt đới” thu nhỏ ngay giữa sông Hồng, trong đó sẽ có đầy đủ các loài động thực vật. Thanh thiếu nhi có thể đến đây để tham quan, tìm hiểu học tập và tổ chức vui chơi, cắm trại...”.
Thêm nữa, chỉ nay mai một tr🐈ạm cung cấp nhiên liệu và sửa chữa tàu thuyền cũng sẽ được Hòa xây dựng bên bờ đảo nhỏ. Anh còn tiết lộ dự định sẽ liên kết, “cổ phần” với một số bạn bè lập đội tàu thủy du lịch chạy tuyến Nam Định (bãi biển Hải Thịnh) - Thái Bình (chùa Keo) - ༺Hà Nội (Bát Tràng) tham quan danh thắng dọc sông Hồng mà một thời học sinh Hòa đã bao lần mơ ước được đi qua một lần.
Với những gì đã làm, năm 2006, Vũ Xuân Hòa được UBND hu🐓yện Vũ Thư và UBND tỉnh Thái Bìnhꦯ công nhận là “nhà nông tiêu biểu” và “trang trại tiêu biểu”. Cũng năm này, Trung ương Đoàn đã trao tặng Hòa “Giải thưởng Lương Định Của”, giải thưởng dành trao thanh niên nông thôn tiêu biểu toàn quốc có thành tích phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
(Theo Tuổi Trẻ)