Bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cấp cứu ngày 6/7. Người nhàꦰ cho biết bé đã uống khoảng 50 ml dung dịch nước tro tàu, sau đó nôn, đau họng và miệng, đau bụng thượng vị.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị ngộ độc hóa chất ăn mòn, nếu không xử trí cấp cứu kịp thời có nguy cơ bỏng, biến dạng thực quản.
Các bác sĩ chuyên khoa Nhi - Tiêu hóa, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, hội chẩn với bác sĩ khoa chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ định xét nghiệm chẩn đoán, nội soi tai mũi họng, nội soi thực quản dạ dày bệnh nhi để đánh giá tổn thương. Kết quả, bé bị viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi, bo𝕴ng tróc toàn bộ niêm mạc thực qu💎ản, dạ dày viêm phù nề xung huyết.
Sau khi xử trí cấp cứu, bé tạm thời ổn꧃ đ🐻ịnh và chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục điều trị.
Bác sĩ Đào Thị Loan, Phó Trưởng khoa Nhi - Tiêu hóa, trực tiếp cấp cứu bệnh nhi, cho biết nước tro tàu là nguyên liệu làm các loại bánh tro, bánh trôi... nhưng sẽ rất n🎀guy hiểm nếu không sử dụng đúng cách.
Vốn, nước tro tàu là🦂 loại nước được lọc từ hỗn hợp nước với tro của gỗ hoặc củi bị đốt cháy. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường bán phổ biến loại nước tro tàu hóa học thay cho nước tro được sản xuất theo cách truyền thống. Loại nước này có tên hóa học là kali hydroxit (KOH) hoặc natri hydroxit (NaOH), dạng viên hoặc bột. Các thành phần hóa học tạo nên hỗn hợp có tính kiềm cao nên có đặc tính ăn mòn. Thực chất đây là loại hóa chất nguy hiểm khi uống. Em bé này chính là uống nhầm loại nước tro tàu hóa chất.
Bác sĩ khuyên, khi không may uống nhầm các dung dịch hóa 🦹chất, cần súc miệng ngay, uốnܫg nhiều nước. Không kích thích gây nôn cho trẻ, mà đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng cách, hạn chế di chứng.
Thúy Quỳnh